• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành và hoạt động
    • Thiền sư Tuệ Tĩnh
  • Các phòng ban
    • Phòng khám nội
    • Phòng đông y
    • Phòng cấp cứu
    • Phòng nha
    • Phòng siêu âm
    • Phòng xét nghiệm
    • Phòng X quang
    • Phòng hành chính - tổng hợp
  • Sức khỏe của bạn
    • Y học thường thức
    • Dinh dưỡng hợp lý
    • Cấp cứu cơ bản
    • Sức khỏe người lớn tuổi
    • Góc đông Y
    • Làm đẹp từ thiên nhiên
    • Góc ẩm thực
  • Dịch vụ điều trị
    • Lịch hoạt động
    • Thông báo
    • Quy trình khám chữa bệnh
  • Tài liệu
    • Mẫu văn bản
    • Báo cáo
    • Lịch công việc
    • Văn bản pháp quy
  • Liên hệ
Trang chủ Sức Khỏe và Đời Sống Trong nước

Chế độ ăn sau cắt bỏ túi mật

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 3 Năm trước

Suckhoedoisong.vn - Những người đứng trước khả năng phải cắt túi mật thường có băn khoăn: Liệu có thể sống bình thường khi không có túi mật? Có thay đổi nào về sức khỏe sau khi cắt bỏ túi mật? Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân sau khi cắt túi mật đóng một vai trò quan trọng, bởi nếu ăn không đúng cách có thể làm nặng thêm tình trạng đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy và kéo dài thời gian hồi phục.
 

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết dòng chảy của dịch mật theo nhịp độ bữa ăn. Từ đó giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi nhờ chức năng cô đặc và dự trữ dịch mật. Trong bữa ăn túi mật sẽ co bóp, tống đẩy dịch mật xuống tá tràng để tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Ngoài bữa ăn, dịch mật vẫn tiếp tục được gan bài tiết và được cô đặc, dự trữ trong túi mật, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo.

Sau cắt túi mật, dịch mật từ gan sẽ đổ thẳng xuống dạ dày vì vậy sẽ có những xáo trộn nhất định ở hệ tiêu tiêu hóa. Giai đoạn đầu, nên ăn các thức ăn dễ tiêu, mềm. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào… Nếu không thấy khó chịu có thể ăn uống trở lại bình thường. Thống kê cho thấy có tới 90% người bệnh có thể trở lại thói quen ăn uống bình thường sau khi làm phẫu thuật thuật. Điều đó có nghĩa là vẫn còn 10% người bệnh có thể gặp những vấn đề như khó tiêu hoặc đau dạ dày .... Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.

Lựa chọn thực phẩm ít chất béo

Sau cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo bị giảm. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu khi ăn thức ăn có dầu mỡ, dễ bị tiêu chảy hoặc trào ngược dịch mật gây viêm dạ dày. Vì vậy điều quan trọng là tránh xa những thực phẩm đó trong một thời gian cho đến khi cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Tránh xa tất cả các loại thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên, thực phẩm gây đầy hơi. Hơn nữa, nên chia thực phẩm thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn để ngăn ngừa chứng khó tiêu. Tránh chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol vừa gây khó tiêu, lại làm tăng áp lực lên hệ thống gan mật. Các loại sữa béo hoặc sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ sữa, sữa nguyên kem, sữa đặc… cũng cần tránh vì chúng sẽ khiến bạn bị đau bụng, đầy trướng. Nếu có uống sữa, hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành. Lựa chọn chất béo thay thế là nguồn chất béo tốt, chưa no từ thực vật như dầu oliu, quả bơ, dầu cải, dầu hướng dương.
 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân không còn túi mật rất quan trọng.
 

Cẩn thận với thực phẩm giàu chất xơ

Mặc dù thực phẩm giầu chất xơ tốt cho chúng ta nhưng sau phẫu thuật cắt túi mật, cơ thể sẽ cần một thời gian để điều chỉnh, và người đã  cắt túi mật phải hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ trong thời gian này để tránh đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Có thể ăn một lượng nhỏ các loại  hạt, đậu, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, súp lơ và ngũ cốc cùng với  ăn bữa nhỏ.

Theo dõi chế độ ăn trong một thời gian


Thịt lợn, thịt bò không thích hợp cho người bệnh phẫu thuật túi mật.
 

Việc theo dõi, thậm chí là ghi lại những thức ăn và phản ứng của cơ thể khi ăn chúng là điều cần thiết. Những ghi chú trong vài tuần sẽ giúp bạn kịp thời loại bỏ một số loại thực phẩm hoặc hạn chế ăn chúng để ngăn chặn sự khó chịu. Tuy nhiên, nếu những khó chịu như đau bụng, đầy hơi, trào ngược... sau 4 tuần vẫn không hết, người bệnh cần xin tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt là nếu 3 ngày sau phẫu thuật, bạn bị nôn hoặc buồn nôn nghiêm trọng; đau bụng, vàng da kéo dài; không trung tiện, đại tiện được. Bởi lúc đó vấn đề của bạn không thể chỉ điều chỉnh chế độ ăn là được.

BS. Bội Hoàn
(Theo Suckhoedoisong.vn)

 

Tin liên quan

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng

Dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang

Bệnh tăng huyết áp: Hiểu đúng để phòng ngừa tốt hơn

Tăng đề kháng, giảm ho với keo ho từ hoa đu đủ đực và cao tỏi

Người cao tuổi cần ăn, uống gì để tăng đề kháng chống lại COVID-19

Polyp có dễ thành ung thư?

0234.3896114

Video

Nhà sư xung phong vào Bình Dương dập dịch

HOẠT ĐỘNG TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC 2020
Ghen Cô Vy
Chuyến khám ngoại viện vùng cao của Tuệ Tĩnh đường Hải Đức
Thời tiết
Thống kê truy cập
hit counter
Thông tin cây thuốc

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THIỆN TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC


8/180 (182 số cũ) Phan Bội Châu, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

0234.3896114 -

ttdhaiduc@gmail.com

http://tuetinhduonghue.org.vn/

Facebook - Youtube
wordpress themes Tu? Tinh u?ng