• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành và hoạt động
    • Thiền sư Tuệ Tĩnh
  • Các phòng ban
    • Phòng khám nội
    • Phòng đông y
    • Phòng cấp cứu
    • Phòng nha
    • Phòng siêu âm
    • Phòng xét nghiệm
    • Phòng X quang
    • Phòng hành chính - tổng hợp
  • Sức khỏe của bạn
    • Y học thường thức
    • Dinh dưỡng hợp lý
    • Cấp cứu cơ bản
    • Sức khỏe người lớn tuổi
    • Góc đông Y
    • Làm đẹp từ thiên nhiên
    • Góc ẩm thực
  • Dịch vụ điều trị
    • Lịch hoạt động
    • Thông báo
    • Quy trình khám chữa bệnh
  • Tài liệu
    • Mẫu văn bản
    • Báo cáo
    • Lịch công việc
    • Văn bản pháp quy
  • Liên hệ
Trang chủ Thông tin Thông tin cây thuốc

ATISÔ (Cynara scolymus L)

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước

Mô tả
Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1 – 1,2 m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục, mặt dưới có lông trắng; cuống lá to và ngắn.
Cụm hoa to mọc ở ngọn thân thành đầu màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống.
Quả nhãn bóng, màu nâu sẫm, có mào lông trắng.
Tác dụng dược lý
- Dung dịch ác ti sô tiêm tĩnh mạch gây tăng mạnh lượng mật bài tiết.
- Ác ti sô cho uống và tiêm điều có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và lượng urê trong nước tiểu, làm giảm hằng số Ambard, giảm nồng độ cholesterol máu và urê máu. Tuy nhiêm lúc mới uống, có khi urê máu tăng lên, do ác ti sô làm tăng sự tạo urê trong máu.
- Ác ti sô không gây độc.

Công dụng
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần carbon hydrat gồm phần lơn là inulin.
- Lá ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
- Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, ác ti sô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật chữa các bệnh suy gan, thận, viêm thận cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc (5 – 10%), hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 – 10g lá khô một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay cao khô để bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.
- Người ta còn dùng thân và rễ ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
 
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"

Tin liên quan

CÂU KỶ TỬ (Lycium chinense Mill.)

CÂU ĐẰNG (Uncaria spp.)

CÁT CÁNH (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC

CÁT CĂN ( Pueraria lobata (Willd). Ohwi)

CAM THẢO (Glycyrrhiza uralensis Fisch.)

CÀ GAI LEO (Solanum procumbens Lour.)

0234.3896114

Video

Nhà sư xung phong vào Bình Dương dập dịch

HOẠT ĐỘNG TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC 2020
Ghen Cô Vy
Chuyến khám ngoại viện vùng cao của Tuệ Tĩnh đường Hải Đức
Thời tiết
Thống kê truy cập
hit counter
Thông tin cây thuốc

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THIỆN TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC


8/180 (182 số cũ) Phan Bội Châu, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

0234.3896114 -

ttdhaiduc@gmail.com

http://tuetinhduonghue.org.vn/

Facebook - Youtube
wordpress themes Tu? Tinh u?ng