BẠCH BIỂN ĐẬU (Dolichos lablab L.)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Dây leo, sống nhiều năm, dài 4-5m, nhưng thường chỉ trồng một năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi hoặc hình trứng, gốc tù, đầu có mũi nhọn ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3; cuống lá kép có rãnh, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ.
Cụm hoa mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm dài 15-25cm, hoa màu trắng, thơm, một đến ba cái ở mỗi mấu; đài hình chuông, có 5 răng hơi có lông ở mặt ngoài; tràng hình bướm; nhị 2 bó (1 nhị đơn độc và 9 nhị dính nhau), chỉ nhị hình chỉ; bầu nhẵn, có lông ở gốc.
Quả đậu rất dẹt, dài 6cm, rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn cong, màu lục nhạt, một mép sần sùi; hạt 4-5 hình trứng hay hình thận, màu trắng ngà dài 8mm, rộng 5 - 6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả: tháng 9-10.
Có nhiều thứ khác nhau nhất là thứ có thân, lá, hoa, quả, hạt đều tím (đậu ván tím). Những thứ này không được dùng làm thuốc.
Dây leo, sống nhiều năm, dài 4-5m, nhưng thường chỉ trồng một năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi hoặc hình trứng, gốc tù, đầu có mũi nhọn ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3; cuống lá kép có rãnh, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ.
Cụm hoa mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm dài 15-25cm, hoa màu trắng, thơm, một đến ba cái ở mỗi mấu; đài hình chuông, có 5 răng hơi có lông ở mặt ngoài; tràng hình bướm; nhị 2 bó (1 nhị đơn độc và 9 nhị dính nhau), chỉ nhị hình chỉ; bầu nhẵn, có lông ở gốc.
Quả đậu rất dẹt, dài 6cm, rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn cong, màu lục nhạt, một mép sần sùi; hạt 4-5 hình trứng hay hình thận, màu trắng ngà dài 8mm, rộng 5 - 6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả: tháng 9-10.
Có nhiều thứ khác nhau nhất là thứ có thân, lá, hoa, quả, hạt đều tím (đậu ván tím). Những thứ này không được dùng làm thuốc.

Tác dụng dược lý
Ngưng kết tố hồng cầu (hemaaglutinin) có trong bạch biển đậu là một chất không đặc hiệu, có tác dụng làm ngưng kết hồng cầu người và không tác dụng đối với hồng cầu bò và cừu. Trong bạch biển đậu có hai loại hemaaglutinin A và B. Hemaaglutinin A không tan trong nước, không có hoạt tính kháng men trypsin, nếu trộn vào thức ăn để nuôi chuột thì ức chế sự sinh trưởng của chuột và gây hoại tử gan cục bộ, qua xử lý nhiệt thì độc tính giảm đi rất nhiều. Còn hemaaglutinin B tan trong nước, có tác dụng ức chế men trypsin, trong điều kiện nhiệt độ 15 - 18ºC thì hoạt lực của thuốc được duy trì trong vòng 30 ngày. Hấp tiệt trùng hoặc đun sôi trong vòng một giờ thì hoạt lực mất 94 – 86%. Với nồng độ 1mg/0,1ml, hemaaglutinin B có tác dụng ức chế men thrombokinase, kéo dài thời gian đông máu.
Theo tài liệu nước ngoài, bạch biển đậu còn có tác dụng hạ sốt, kiện vị, giải co thắt cơ trơn.
Ngưng kết tố hồng cầu (hemaaglutinin) có trong bạch biển đậu là một chất không đặc hiệu, có tác dụng làm ngưng kết hồng cầu người và không tác dụng đối với hồng cầu bò và cừu. Trong bạch biển đậu có hai loại hemaaglutinin A và B. Hemaaglutinin A không tan trong nước, không có hoạt tính kháng men trypsin, nếu trộn vào thức ăn để nuôi chuột thì ức chế sự sinh trưởng của chuột và gây hoại tử gan cục bộ, qua xử lý nhiệt thì độc tính giảm đi rất nhiều. Còn hemaaglutinin B tan trong nước, có tác dụng ức chế men trypsin, trong điều kiện nhiệt độ 15 - 18ºC thì hoạt lực của thuốc được duy trì trong vòng 30 ngày. Hấp tiệt trùng hoặc đun sôi trong vòng một giờ thì hoạt lực mất 94 – 86%. Với nồng độ 1mg/0,1ml, hemaaglutinin B có tác dụng ức chế men thrombokinase, kéo dài thời gian đông máu.
Theo tài liệu nước ngoài, bạch biển đậu còn có tác dụng hạ sốt, kiện vị, giải co thắt cơ trơn.

Công dụng
Quả non bạch biển đậu là món ăn giàu chất bổ, quả già cho hạt làm thuốc. Trong y học cổ truyền bạch biển đậu được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu chảy lâu ngày, đau bụng nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, trẻ em cam tích, sốt cao, co giật, thuốc giải nhiệt, giải độc.
Để chữa cảm nắng, mệt mỏi, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng, lấy một nắm lá bạch biển đậu và lá hương nhu phơi khô (8 – 10g) nấu nước uống. Trong trường hợp bị ngộ độc, lấy 20g bạch biển đậu giã nát hòa với nước gạn cho uống. Lá hoặc quả bạch biển đậu với lá khế, lá lốt chữa rắn cắn, đau bụng, nôn mửa. Lá bạch biển đậu nhai với một ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng.
Quả non bạch biển đậu là món ăn giàu chất bổ, quả già cho hạt làm thuốc. Trong y học cổ truyền bạch biển đậu được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu chảy lâu ngày, đau bụng nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, trẻ em cam tích, sốt cao, co giật, thuốc giải nhiệt, giải độc.
Để chữa cảm nắng, mệt mỏi, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng, lấy một nắm lá bạch biển đậu và lá hương nhu phơi khô (8 – 10g) nấu nước uống. Trong trường hợp bị ngộ độc, lấy 20g bạch biển đậu giã nát hòa với nước gạn cho uống. Lá hoặc quả bạch biển đậu với lá khế, lá lốt chữa rắn cắn, đau bụng, nôn mửa. Lá bạch biển đậu nhai với một ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"