BÁCH BỘ (Stemona tuberosa Lour)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Dây leo bằng thân quấn, dài 6 – 8m có khi hơn. Rễ củ nhiều, mập, nạc, hình trụ, mọc thành khóm dày, dài 15 – 30cm. Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt, hơi phình lên ở những mấu. Lá mọc dối hoặc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, có 7 – 13 gân chính hình cung, chạy từ cuống lá đến đầu lá, có những gân phụ ngang, nhỏ, song song, sít nhau rất đặc sắc.
Cụm hoa mọc ở kẻ lá, có cuống dài 2 – 4cm, gồm 1 – 2 hoa màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi; bao hoa gồm 4 bộ phận giống nhau, hẹp ngang, thuôn dài khoảng 4 cm; 4 nhị, chỉ nhị ngắn.
- Quả nang, hình trứng thuôn, có 5 – 8 hạt.
- Mùa hoa: tháng 3 – 5; mùa quả: tháng 6 – 8.
Dây leo bằng thân quấn, dài 6 – 8m có khi hơn. Rễ củ nhiều, mập, nạc, hình trụ, mọc thành khóm dày, dài 15 – 30cm. Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt, hơi phình lên ở những mấu. Lá mọc dối hoặc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, có 7 – 13 gân chính hình cung, chạy từ cuống lá đến đầu lá, có những gân phụ ngang, nhỏ, song song, sít nhau rất đặc sắc.
Cụm hoa mọc ở kẻ lá, có cuống dài 2 – 4cm, gồm 1 – 2 hoa màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi; bao hoa gồm 4 bộ phận giống nhau, hẹp ngang, thuôn dài khoảng 4 cm; 4 nhị, chỉ nhị ngắn.
- Quả nang, hình trứng thuôn, có 5 – 8 hạt.
- Mùa hoa: tháng 3 – 5; mùa quả: tháng 6 – 8.

Tác dụng dược lý
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh trong y học cổ truyền, bách bộ được dùng chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ là đúng đắn.
1. Tác dụng chữa ho: stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho.
2. Bách bộ đã đưuọc thí nghiệm chữa bệnh lao hạch có kết quả tốt.
3. Tác dụng trị giun và diệt côn trùng; ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, giun sẽ te liệt sau 5 – 10 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch stemonin sulfat (3mg) vào éch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc bách bộ 1/10 trong rượu 70°, ngâm hay phun vào con rận, rận sẽ chất sau 1 phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết mau chóng hơn.
4. Tác dụng kháng khuẩn: bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột già và kháng vi khuẩn ở bệnh lỵ, phó thương hàn.
Nước sắc vỏ rễ bách bộ có những tác dụng dược lý sau:
1. Nước sắc 10 – 50% rễ bách bộ có tác dụng liệt giun (liệt mềm) sau thời gian 8 – 20 giờ. Giun đã bị liệt do tác dụng của thuốc không hồi phục được lại sau khi đã rửa sạch thuốc. Bách bộ có tác dụng làm tan rã chất kitin bao bọc xung quanh giun.
2. Với liều vừa phải, bách bộ không ảnh hưởng trên hoạt động co bóp của tim, huyết áp, hoạt độngc o bóp của ruột và tử cung, không gây độc với động vật thí nghiệm.
3. Dung dịch alcaloid toàn phần chiết từ rễ cũng như từ lá và thân cây bách bộ đều có tác dụng long đờm rõ rệt trên chuột nhắt trắng và làm liệt cơ giun đũa ở lợn. Do đó có thể sử dụng cả lá, rễ và thân cây làm thuốc trị ho và trị giun.
Rễ bách bộ có tác dụng trị khuẩn đối với Mycobacterium tuberculosis. Thuốc ức chế trung tâm hô hấp mà không ảnh hưởng tới tim. Cao cồn của rễ có tác dụng diệt cháy rận mà không độc và không kích ứng đối với người. Dung dịch 0,15% alcaloid stemonin làm tê liệt giun đất. Sau khi lấy ra khỏi dung dịch, giun hồi phục lại. Thuốc có tác dụng trên tim, lúc đầu làm tim bị kích thích, sau đó bi tê liệt.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh trong y học cổ truyền, bách bộ được dùng chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ là đúng đắn.
1. Tác dụng chữa ho: stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho.
2. Bách bộ đã đưuọc thí nghiệm chữa bệnh lao hạch có kết quả tốt.
3. Tác dụng trị giun và diệt côn trùng; ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, giun sẽ te liệt sau 5 – 10 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch stemonin sulfat (3mg) vào éch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc bách bộ 1/10 trong rượu 70°, ngâm hay phun vào con rận, rận sẽ chất sau 1 phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết mau chóng hơn.
4. Tác dụng kháng khuẩn: bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột già và kháng vi khuẩn ở bệnh lỵ, phó thương hàn.
Nước sắc vỏ rễ bách bộ có những tác dụng dược lý sau:
1. Nước sắc 10 – 50% rễ bách bộ có tác dụng liệt giun (liệt mềm) sau thời gian 8 – 20 giờ. Giun đã bị liệt do tác dụng của thuốc không hồi phục được lại sau khi đã rửa sạch thuốc. Bách bộ có tác dụng làm tan rã chất kitin bao bọc xung quanh giun.
2. Với liều vừa phải, bách bộ không ảnh hưởng trên hoạt động co bóp của tim, huyết áp, hoạt độngc o bóp của ruột và tử cung, không gây độc với động vật thí nghiệm.
3. Dung dịch alcaloid toàn phần chiết từ rễ cũng như từ lá và thân cây bách bộ đều có tác dụng long đờm rõ rệt trên chuột nhắt trắng và làm liệt cơ giun đũa ở lợn. Do đó có thể sử dụng cả lá, rễ và thân cây làm thuốc trị ho và trị giun.
Rễ bách bộ có tác dụng trị khuẩn đối với Mycobacterium tuberculosis. Thuốc ức chế trung tâm hô hấp mà không ảnh hưởng tới tim. Cao cồn của rễ có tác dụng diệt cháy rận mà không độc và không kích ứng đối với người. Dung dịch 0,15% alcaloid stemonin làm tê liệt giun đất. Sau khi lấy ra khỏi dung dịch, giun hồi phục lại. Thuốc có tác dụng trên tim, lúc đầu làm tim bị kích thích, sau đó bi tê liệt.

Công dụng
1. Chữa ho, ngày dùng 4 – 12g, dưới dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.
2. Chữa giun, ngày uống 7 – 10g, dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm, lúc đói, trong 5 ngày liền sau đó tẩy.
3. Diệt côn trùng, nước sắc bách bộ, cho thêm ít đường, ruồi ăn phải chết tới 60%. Dung dịch 1/20 giết chết bọ gậy 100%. Rắc bột bách bộ vào hố phân, giòi chết 100%.
4. Đốt rễ bách bộ, hơ khói để diệt ruồi muỗi, bọ chó, rận. Nước sắc rễ bách bộ dùng gội đầu, ngâm áo quần có tác dụng diệt chấy rận.
Theo tài liệu nước ngoài, rễ bách bộ được dùng điều trị lao phổi và ho.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư yếu không dùng.
1. Chữa ho, ngày dùng 4 – 12g, dưới dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.
2. Chữa giun, ngày uống 7 – 10g, dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm, lúc đói, trong 5 ngày liền sau đó tẩy.
3. Diệt côn trùng, nước sắc bách bộ, cho thêm ít đường, ruồi ăn phải chết tới 60%. Dung dịch 1/20 giết chết bọ gậy 100%. Rắc bột bách bộ vào hố phân, giòi chết 100%.
4. Đốt rễ bách bộ, hơ khói để diệt ruồi muỗi, bọ chó, rận. Nước sắc rễ bách bộ dùng gội đầu, ngâm áo quần có tác dụng diệt chấy rận.
Theo tài liệu nước ngoài, rễ bách bộ được dùng điều trị lao phổi và ho.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư yếu không dùng.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"