BẠCH MAO CĂN (Imperata cylindrica (L) Beauv
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1,2m. Thân rễ khỏe, cứng và dai, màu trắng, phủ bởi nhiều vảy. Thân có lông cứng. Lá hình dải hẹp, dài, thuôn nhọn ở đầu, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới, mặt trên và mép lá ráp, lá non màu lục nhạt, bóng, cuộn lại, bẹ lá mảnh, lưỡi bẹ mềm, ngắn, có lông dài.
Cụm hoa là chùy dày đặc những bông nhỏ, màu trắng, thuôn dài 5 – 20cm, bông nhỏ thường xếp đôi một, màu tím nhạt, có lông tơ mịn, mày mềm, màu lục nhạt, có lông; hoa có 2 nhị, chỉ nhị rất dài, bao phấn thuôn hình dải; bầu màu nâu hay tím đen.
Mùa hoa quả: gần như quanh năm.
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1,2m. Thân rễ khỏe, cứng và dai, màu trắng, phủ bởi nhiều vảy. Thân có lông cứng. Lá hình dải hẹp, dài, thuôn nhọn ở đầu, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới, mặt trên và mép lá ráp, lá non màu lục nhạt, bóng, cuộn lại, bẹ lá mảnh, lưỡi bẹ mềm, ngắn, có lông dài.
Cụm hoa là chùy dày đặc những bông nhỏ, màu trắng, thuôn dài 5 – 20cm, bông nhỏ thường xếp đôi một, màu tím nhạt, có lông tơ mịn, mày mềm, màu lục nhạt, có lông; hoa có 2 nhị, chỉ nhị rất dài, bao phấn thuôn hình dải; bầu màu nâu hay tím đen.
Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Tác dụng dược lý
1. Tác dụng lợi tiểu: thí nghiệm trên thỏ dạng chiết bằng nước và nước sắc rễ cỏ tranh cho thẳng vào dạ dày có tác dụng lợi tiểu, dùng thuốc 4 – 5 ngày tác dụng lợi tiểu xuất hiện ở mức tối đa. Về cơ chế tác dụng, có tác gải cho rằng tác dụng lợi tiểu của rễ cỏ tranh có liên quan đến hàm lượng phong phú của muối kali trong rễ.
2. Tác dụng cầm máu: nước sắc hoa cỏ tranh thí nghiệm trên tỏ bằng đường uống với liều 0,5g/kg trong 3 ngày, thì thời gian đông máu và thời gian chảy máu của thỏ thí nghiệm đều rút ngắn. Tác dụng này được duy trì trong vài ngày. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm sức thẩm thấu của thành mạch, tăng cường sức đề kháng của mao quản.
3. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc rễ cỏ tranh thí nghiệm trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
4. Các tác dụng khác: chất coixol có trong thân rễ, có tác dụng ức chế sức co bóp của cơ vân. Chất cylindol có ảnh hưởng đến hoạt tính của men – lipooxygenase, chất imperanene có tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu thỏ. Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn có tác dụng an thần, giải nhiệt, giảm đau.
1. Tác dụng lợi tiểu: thí nghiệm trên thỏ dạng chiết bằng nước và nước sắc rễ cỏ tranh cho thẳng vào dạ dày có tác dụng lợi tiểu, dùng thuốc 4 – 5 ngày tác dụng lợi tiểu xuất hiện ở mức tối đa. Về cơ chế tác dụng, có tác gải cho rằng tác dụng lợi tiểu của rễ cỏ tranh có liên quan đến hàm lượng phong phú của muối kali trong rễ.
2. Tác dụng cầm máu: nước sắc hoa cỏ tranh thí nghiệm trên tỏ bằng đường uống với liều 0,5g/kg trong 3 ngày, thì thời gian đông máu và thời gian chảy máu của thỏ thí nghiệm đều rút ngắn. Tác dụng này được duy trì trong vài ngày. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm sức thẩm thấu của thành mạch, tăng cường sức đề kháng của mao quản.
3. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc rễ cỏ tranh thí nghiệm trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
4. Các tác dụng khác: chất coixol có trong thân rễ, có tác dụng ức chế sức co bóp của cơ vân. Chất cylindol có ảnh hưởng đến hoạt tính của men – lipooxygenase, chất imperanene có tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu thỏ. Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn có tác dụng an thần, giải nhiệt, giảm đau.
.jpg)
Công dụng
- Rễ cỏ tranh được dùng chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp, hen suyễn.
- Hoa cỏ tranh chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu vết thương. Liều dùng 9 – 15g/ngày, sắc nước uống.
- Rễ cỏ tranh được dùng chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp, hen suyễn.
- Hoa cỏ tranh chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu vết thương. Liều dùng 9 – 15g/ngày, sắc nước uống.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"