BẠCH PHỤ TỬ (Jatropha multifida L)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 9 Năm trước
Mô tả
Cây nhỡ, có khi cao đến 4m. Thân cành nhẵn. Lá mọc so le, xẻ thùy sâu hình chân vịt, các thùy có răng hẹp nhọn, dài 12 – 15cm, rộng 1,2 – 2,5cm, gốc gần tròn, mặt sau màu xám nhạt; cuống dài bằng lá; lá kèm hình chỉ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn, gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt, cuống cụm hoa và hoa màu đỏ nom như một nhánh san hô đỏ (do đó có tên là cây san hô); hoa đực có 5 lá đài dính ở gốc, nhẵn, tràng có 5 cánh nhẵn, nhị 8 đính ở gốc, bao phấn dài; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu nhẵn.
Quả nang, hình trứng nhẵn, màu vàng; hạt to bằng hạt thầu dầu.
Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Mùa hoa: tháng 5 – 6; mùa quả: tháng 7 – 8.
Cây nhỡ, có khi cao đến 4m. Thân cành nhẵn. Lá mọc so le, xẻ thùy sâu hình chân vịt, các thùy có răng hẹp nhọn, dài 12 – 15cm, rộng 1,2 – 2,5cm, gốc gần tròn, mặt sau màu xám nhạt; cuống dài bằng lá; lá kèm hình chỉ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn, gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt, cuống cụm hoa và hoa màu đỏ nom như một nhánh san hô đỏ (do đó có tên là cây san hô); hoa đực có 5 lá đài dính ở gốc, nhẵn, tràng có 5 cánh nhẵn, nhị 8 đính ở gốc, bao phấn dài; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu nhẵn.
Quả nang, hình trứng nhẵn, màu vàng; hạt to bằng hạt thầu dầu.
Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Mùa hoa: tháng 5 – 6; mùa quả: tháng 7 – 8.
Tác dụng dược lý
Trong thử nghiệm in vitro về hoạt tính kháng khuẩn, nhựa mủ của bạch phụ tử có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus ATCC 25923. Cao ether và cao chiết với dung dịch muối từ cành non có tác dụng ức chế Escherichia coli. Tác dụng trị vết thương nhiễm khuẩn và trị loét của bạch phụ tử được quy cho hai chất, labaditin và biobolein. Hai chất này có tác dụng ức chế chọn lọc hoạt tính của bổ thể, do sự hoạt hóa (tiêu dùng) bổ thể, hơn là sự khử hoạt trực tiếp các thành phần tham gia. Thành phần C1 là mục tiêu tác động chủ yếu của bạch phụ tử.
Trong thử nghiệm in vitro về hoạt tính kháng khuẩn, nhựa mủ của bạch phụ tử có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus ATCC 25923. Cao ether và cao chiết với dung dịch muối từ cành non có tác dụng ức chế Escherichia coli. Tác dụng trị vết thương nhiễm khuẩn và trị loét của bạch phụ tử được quy cho hai chất, labaditin và biobolein. Hai chất này có tác dụng ức chế chọn lọc hoạt tính của bổ thể, do sự hoạt hóa (tiêu dùng) bổ thể, hơn là sự khử hoạt trực tiếp các thành phần tham gia. Thành phần C1 là mục tiêu tác động chủ yếu của bạch phụ tử.
Công dụng
Ở một số nước Đông Nam Á, nhựa mủ bạch phụ tử được nhân dân dùng ngoài trị vết thương nhiễm khuẩn, loét và nhiều bệnh ngoài da khác. Rễ khô dưới dạng thuốc sắc chữa khó tiêu, đau bụng, viêm tinh hoàn và phù. Lá được dùng làm thuốc tẩy, trị lỵ và ghẻ. Bạch phụ tử còn được dùng làm thuốc độc cho cá.
Ở Trung Quốc, nhân dân dùng rễ cây bạch phụ tử phối hợp với các dược liệu khác trị nhức nửa đầu và xuất huyết não, với liều hàng ngày 5 – 10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh bạch biến và bệnh da. Ở Tây Phi, bạch phụ tử được dùng làm thuốc nhuận tràng.
Ở một số nước Đông Nam Á, nhựa mủ bạch phụ tử được nhân dân dùng ngoài trị vết thương nhiễm khuẩn, loét và nhiều bệnh ngoài da khác. Rễ khô dưới dạng thuốc sắc chữa khó tiêu, đau bụng, viêm tinh hoàn và phù. Lá được dùng làm thuốc tẩy, trị lỵ và ghẻ. Bạch phụ tử còn được dùng làm thuốc độc cho cá.
Ở Trung Quốc, nhân dân dùng rễ cây bạch phụ tử phối hợp với các dược liệu khác trị nhức nửa đầu và xuất huyết não, với liều hàng ngày 5 – 10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh bạch biến và bệnh da. Ở Tây Phi, bạch phụ tử được dùng làm thuốc nhuận tràng.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"