BẠCH TẬT LÊ (Tribulus terrestris L)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, mọc bò lan. Thân cành mảnh. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, có 5 – 7 đôi lá chét bằng nhau, hình bầu dục, góc thuôn, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông trắng.
Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, màu vàng, cuống hoa dài, có lông cứng; đài 5 răng rời hoặc dính nhau ở gốc; tràng 5 cánh mỏng, sớm rụng; nhị 10, chỉ nhị hình chỉ; bầu hình chóp, thường có 5 lá noãn.
Quả có 5 cạnh, có gai nhọn và lông dày.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.
Cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, mọc bò lan. Thân cành mảnh. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, có 5 – 7 đôi lá chét bằng nhau, hình bầu dục, góc thuôn, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông trắng.
Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, màu vàng, cuống hoa dài, có lông cứng; đài 5 răng rời hoặc dính nhau ở gốc; tràng 5 cánh mỏng, sớm rụng; nhị 10, chỉ nhị hình chỉ; bầu hình chóp, thường có 5 lá noãn.
Quả có 5 cạnh, có gai nhọn và lông dày.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.

Tác dụng dược lý
Cao chiết lạnh với cồn 50 của toàn cây bạch tật lê có tác dụng gây co mi mắt thứ ba của mèo in vivo và co hồi tràng cô lập chuột lang. Cao bạch tật lê trong thử nghiệm với phương pháp gây đau do nhiệt, đã biểu lộ có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Viên nén Albana là một chế phẩm chữa bệnh tim của Ấn Độ, được bào chế từ nhiều dược liệu trong đó có bạch tật lê và nhiều dược liệu khác. Đã thử nghiệm cho chuột cống trắng uống thuốc này trong 30 ngày, thuốc làm giảm lipid máu có ý nghĩa. Nồng độ những thành phần betalipoprotein và apoprotein trong huyết thanh giảm có ý nghĩa; nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp giảm nhiều hơn so với lipoprotein tỷ trọng rất thấp. Đồng thời, nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết thanh hơi tăng lên. Sự giảm các thành phần lipid trong huyết thanh và gan kèm theo giảm nồng độ acid béo tự do trong huyết thanh và giảm hoạt tính của enzyme phân hủy mỡ ở gan. Thuốc gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân. Như vậy, đã giải thích cơ chế tác dụng Albana dùng làm thuốc bảo vệ tim và hạ lipid máu.
Một thuốc thảo mộc của Ấn Độ dung trong y học cổ truyền gồm nhiều thành phần trong có bạch tật lê, dây thần thông, cỏ nhọ nồi, nhục đậu khấu và 3 dược liệu khác, được thử nghiệm trên lâm sang, đã có hiệu quả điều trị tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi bàng quang. Sỏi được tống ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng tinh thể calci carbonat hoặc calci oxalate trong vòng 15 – 30 ngày. Những triệu chứng khác kết hợp với sỏi cũng giảm bớt.
Cao chiết lạnh với cồn 50 của toàn cây bạch tật lê có tác dụng gây co mi mắt thứ ba của mèo in vivo và co hồi tràng cô lập chuột lang. Cao bạch tật lê trong thử nghiệm với phương pháp gây đau do nhiệt, đã biểu lộ có hoạt tính giảm đau rõ rệt. Viên nén Albana là một chế phẩm chữa bệnh tim của Ấn Độ, được bào chế từ nhiều dược liệu trong đó có bạch tật lê và nhiều dược liệu khác. Đã thử nghiệm cho chuột cống trắng uống thuốc này trong 30 ngày, thuốc làm giảm lipid máu có ý nghĩa. Nồng độ những thành phần betalipoprotein và apoprotein trong huyết thanh giảm có ý nghĩa; nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp giảm nhiều hơn so với lipoprotein tỷ trọng rất thấp. Đồng thời, nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết thanh hơi tăng lên. Sự giảm các thành phần lipid trong huyết thanh và gan kèm theo giảm nồng độ acid béo tự do trong huyết thanh và giảm hoạt tính của enzyme phân hủy mỡ ở gan. Thuốc gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân. Như vậy, đã giải thích cơ chế tác dụng Albana dùng làm thuốc bảo vệ tim và hạ lipid máu.
Một thuốc thảo mộc của Ấn Độ dung trong y học cổ truyền gồm nhiều thành phần trong có bạch tật lê, dây thần thông, cỏ nhọ nồi, nhục đậu khấu và 3 dược liệu khác, được thử nghiệm trên lâm sang, đã có hiệu quả điều trị tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi bàng quang. Sỏi được tống ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng tinh thể calci carbonat hoặc calci oxalate trong vòng 15 – 30 ngày. Những triệu chứng khác kết hợp với sỏi cũng giảm bớt.

Công dụng
Quả bạch tật lê có tác dụng chữa đau mắt đỏ, mắt ngứa, nước mắt ra nhiều, nhức đầu, đau cổ họng, phụ nữ sưng vú, tắc sữa, khí kết hoặc huyết kết trong bụng, phong ngứa. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền (chống xuất tinh), gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, dùng súc miệng chữa loét miệng. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Để chữa đau mắt cho bạch tật lê vào nước đun sôi, rót ra chén, rồi hứng mắt vào hơi ướt. Những người huyết hư khí yếu không dùng được.
Ở Ấn Độ, quả bạch tật lê được coi là có tác dụng lợi tiểu và bổ, dùng điều trị các bệnh ỏi và đái đau. Tác dụng lợi tiểu của bạch tật lê được quy cho lượng chứa kali clorid trong quả và phân đoạn alcaloid trong hạt. Phân đoạn alcaloid có tác dụng lợi tiểu yếu ở bệnh nhân có cổ trướng và phù. Lá được coi là có tác dụng bổ dạ dày. Một bột nhão từ lá được dùng điều trị sỏi bang quang. Rễ có tác dụng nhuận tràng và bổ. Bạch tật lê có trong thành phần 2 bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để chữa nhiều bệnh. Quả bạch tật lê được dùng làm thuốc tăng trương lực tử cung; rễ bạch tật lê phơi khô, tán bột, ngày uống 30g, chia 3 lần, trong ít nhất 1 tuần để trị bệnh lậu. Quả bạch tật lê có trong thành phần 5 bài thuốc sắc cổ truyền Ấn Độ dùng trị sỏi thận, cùng với gừng và một số dược liệu khác; và có trong công thức một bài thuốc khác chữa bệnh về tim.
Quả bạch tật lê có tác dụng chữa đau mắt đỏ, mắt ngứa, nước mắt ra nhiều, nhức đầu, đau cổ họng, phụ nữ sưng vú, tắc sữa, khí kết hoặc huyết kết trong bụng, phong ngứa. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền (chống xuất tinh), gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, dùng súc miệng chữa loét miệng. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Để chữa đau mắt cho bạch tật lê vào nước đun sôi, rót ra chén, rồi hứng mắt vào hơi ướt. Những người huyết hư khí yếu không dùng được.
Ở Ấn Độ, quả bạch tật lê được coi là có tác dụng lợi tiểu và bổ, dùng điều trị các bệnh ỏi và đái đau. Tác dụng lợi tiểu của bạch tật lê được quy cho lượng chứa kali clorid trong quả và phân đoạn alcaloid trong hạt. Phân đoạn alcaloid có tác dụng lợi tiểu yếu ở bệnh nhân có cổ trướng và phù. Lá được coi là có tác dụng bổ dạ dày. Một bột nhão từ lá được dùng điều trị sỏi bang quang. Rễ có tác dụng nhuận tràng và bổ. Bạch tật lê có trong thành phần 2 bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để chữa nhiều bệnh. Quả bạch tật lê được dùng làm thuốc tăng trương lực tử cung; rễ bạch tật lê phơi khô, tán bột, ngày uống 30g, chia 3 lần, trong ít nhất 1 tuần để trị bệnh lậu. Quả bạch tật lê có trong thành phần 5 bài thuốc sắc cổ truyền Ấn Độ dùng trị sỏi thận, cùng với gừng và một số dược liệu khác; và có trong công thức một bài thuốc khác chữa bệnh về tim.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"