BẠCH THƯỢC (Paeonia lactiflora Pall)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80cm. Rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Thân nhẵn, mọc thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 – 7 thùy hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8 – 12cm, rộng 2 – 4cm, đầu nhọn.
Hoa to mọc riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80cm. Rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Thân nhẵn, mọc thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 – 7 thùy hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8 – 12cm, rộng 2 – 4cm, đầu nhọn.
Hoa to mọc riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.

Tác dụng dược lý
1. Tác dụng kháng khuẩn: cao nước bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Pneumococcus, và Corynebacterrium diphtheriae.
2. Tác dụng trên co bóp ruột thỏ cô lập
- Nước sắc bạch thược, ở nồng độ thấp gây ức chế; nồng độc cao, lúc đầu hưng phấn, sau ức chế.
- Nước sắc bài “bạch thược cam thảo thang”, liều thấp có tác dụng kích thích sự co bóp bình thường; liều cao gây ức chế.
Nếu kích thích ruột thỏ từ trước bằng acetylcholin hoặc histamin, tác dụng ức chế rất rõ.
3. Tác dụng kháng cholin: cao methanol 50% và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng in vivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn tác dụng giảm đau.
4. Cao thân và lá có tác dụng chống thực khuẩn thể. Nước sắc rễ có tác dụng ức chế sự biến hóa sinh học acid arachidonic in vivo và in vitro. Trong thí nghiệm có so sánh với tác dụng của indomethacin.
5. Bạch thược thường có trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt như kinh nhiều, rong kinh, thống kinh và vô sinh. Do đó, đã nghiên cứu bài thuốc gồm bạch thược, quế, đơn bì, đào nhân, phục linh. Dùng nước sắc, liều tính ra dược liệu khô 300mg/kg chuột, uống trong 14 ngày thấy trọng lượng tử cung (cân tươi) giảm 65%, hoạt tính của enzym thymidin – kinase giảm 64%, nồng độ LH giảm 94%, FSH giảm 67%, estradiol giảm 50%.
1. Tác dụng kháng khuẩn: cao nước bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Pneumococcus, và Corynebacterrium diphtheriae.
2. Tác dụng trên co bóp ruột thỏ cô lập
- Nước sắc bạch thược, ở nồng độ thấp gây ức chế; nồng độc cao, lúc đầu hưng phấn, sau ức chế.
- Nước sắc bài “bạch thược cam thảo thang”, liều thấp có tác dụng kích thích sự co bóp bình thường; liều cao gây ức chế.
Nếu kích thích ruột thỏ từ trước bằng acetylcholin hoặc histamin, tác dụng ức chế rất rõ.
3. Tác dụng kháng cholin: cao methanol 50% và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng in vivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn tác dụng giảm đau.
4. Cao thân và lá có tác dụng chống thực khuẩn thể. Nước sắc rễ có tác dụng ức chế sự biến hóa sinh học acid arachidonic in vivo và in vitro. Trong thí nghiệm có so sánh với tác dụng của indomethacin.
5. Bạch thược thường có trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt như kinh nhiều, rong kinh, thống kinh và vô sinh. Do đó, đã nghiên cứu bài thuốc gồm bạch thược, quế, đơn bì, đào nhân, phục linh. Dùng nước sắc, liều tính ra dược liệu khô 300mg/kg chuột, uống trong 14 ngày thấy trọng lượng tử cung (cân tươi) giảm 65%, hoạt tính của enzym thymidin – kinase giảm 64%, nồng độ LH giảm 94%, FSH giảm 67%, estradiol giảm 50%.

Công dụng
Bạch thược chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, mắt hoa, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày 6 – 12g dạng thuốc sắc.
Để thuốc có hiệu quả hơn, tùy theo bệnh mà chế biến thích hợp:
- Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm.
- Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.
Để thuốc có hiệu quả hơn, tùy theo bệnh mà chế biến thích hợp:
- Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm.
- Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"