BINH LANG (Areca catechu L.)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 7 Năm trước
Mô tả
Cây có thân mọc thẳng đứng, cao 15 – 20m. Thân hình trụ rỗng, có nhiều vòng đốt là vết tích của những tàu lá rụng; gốc thân hơi phình ra, mang nhiều rễ nổi trên mặt đất. Ở ngọn thân có một chùm lá rộng; lá có cuống và bẹ to, mang hai dãy lá chét xếp đều đặn dạng lông chim, lá chét hẹp ngang, màu lục bóng, có gân to.
Cụm hoa là một bong mo phân nhánh, thường gọi là buồng, bao bọc bởi một mo rụng sớm; hoa đực rất nhiều ở trên, nhỏ, rất thơm gồm 3 lá đài màu vàng lục, 3 cánh hoa màu trắng, 6 nhị; hoa cái to hơn, bao hoa không phân hóa, bầu trên 3 ô.
Quả hạch, hình trứng, vỏ quả ngoài mỏng, nhẵn bóng, khi chín màu vàng đỏ, vỏ quả giữa cứng và nhiều xơ; hạt hơi hình nón cụt đầu tròn, màu nâu nhạt.
Mùa hoa: tháng 5; mùa quả: tháng 10.
Cây có thân mọc thẳng đứng, cao 15 – 20m. Thân hình trụ rỗng, có nhiều vòng đốt là vết tích của những tàu lá rụng; gốc thân hơi phình ra, mang nhiều rễ nổi trên mặt đất. Ở ngọn thân có một chùm lá rộng; lá có cuống và bẹ to, mang hai dãy lá chét xếp đều đặn dạng lông chim, lá chét hẹp ngang, màu lục bóng, có gân to.
Cụm hoa là một bong mo phân nhánh, thường gọi là buồng, bao bọc bởi một mo rụng sớm; hoa đực rất nhiều ở trên, nhỏ, rất thơm gồm 3 lá đài màu vàng lục, 3 cánh hoa màu trắng, 6 nhị; hoa cái to hơn, bao hoa không phân hóa, bầu trên 3 ô.
Quả hạch, hình trứng, vỏ quả ngoài mỏng, nhẵn bóng, khi chín màu vàng đỏ, vỏ quả giữa cứng và nhiều xơ; hạt hơi hình nón cụt đầu tròn, màu nâu nhạt.
Mùa hoa: tháng 5; mùa quả: tháng 10.
Tác dụng dược lý
Arecolin, hoạt chất chính trong hạt binh lang là một chất cường đối giao cảm (parasympathomimetic). Arecolin và hạt binh lang có những tác dụng dược lý sau:
1.Tác dụng diệt giun sán: Đối với sán lợn và sán bò, arecolin và hạt binh lang có tác dụng làm liệt cơ qua tác dụng ức chế các hạch thần kinh và khớp thần kinh - cơ, làm cho sán không bám vào thành ruột nên bị tống ra ngoài cùng với phân. Thử nghiệm trên ống kính, nước sắc hạt binh lang và arecolin còn có tác dụng diệt giun kim và giun đũa.
2. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Giống như muscarin, arecolin kích thích các thụ thể cholin – M của thần kinh đối giao cảm, làm tăng sự phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, gây thu nhỏ đồng tử, tăng cường nhu động ruột, gây co thắt khí phế quản, giảm nhịp tim, gây dãn mạch máu, hạ huyết áp.
Đối với thần kinh trung ương có tác dụng giống cholin, trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc với liều 10mg/ kg arecolin gây co giật đồng thời làm tăng nồng độ acetylcholin trong não. Các thành phần tan trong nước, hexan, cồn ethanol của hạt binh lang đã được chứng minh là có tác dụng chống trầm uất, chúng ức chế men monoamin oxidaza (MAO). Trong đó thành phần tan trong nước có tác dụng mạnh nhất. Arecolin còn có tác dụng làm hạ nhãn áp.
3. Tác dụng kháng nấm, kháng virus: Nước ngâm hạt binh lang thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dịch chiết nước và nước sắc từ hạt binh lang có tác dụng ức chế virus cúm tuýp A.
4. Các tác dụng khác: Gần đây từ hạt binh lang, người ta chiết được một số hợp chất polyphenol mới được đặt tên là NPF – 86IA, NPF – 86 IB, NPF – 86 – IIA và NPF – 86 IIB, những chất này có tác dụng ức chế men 5 – nucleotidaza (5´– nucleotidase); dùng điều trị thực nghiệm trên súc vật, chúng có tác dụng chống u báng Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) được truyền cấy qua xoang bụng chuột nhắt trắng. Dạng chiết thô và chất polyphenol chiết từ hạt binh lang có tác dụng làm chóng lành vết thương, còn arecoline không có tác dụng này.
Đại phúc bì: chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về dược lý.
Arecolin, hoạt chất chính trong hạt binh lang là một chất cường đối giao cảm (parasympathomimetic). Arecolin và hạt binh lang có những tác dụng dược lý sau:
1.Tác dụng diệt giun sán: Đối với sán lợn và sán bò, arecolin và hạt binh lang có tác dụng làm liệt cơ qua tác dụng ức chế các hạch thần kinh và khớp thần kinh - cơ, làm cho sán không bám vào thành ruột nên bị tống ra ngoài cùng với phân. Thử nghiệm trên ống kính, nước sắc hạt binh lang và arecolin còn có tác dụng diệt giun kim và giun đũa.
2. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Giống như muscarin, arecolin kích thích các thụ thể cholin – M của thần kinh đối giao cảm, làm tăng sự phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, gây thu nhỏ đồng tử, tăng cường nhu động ruột, gây co thắt khí phế quản, giảm nhịp tim, gây dãn mạch máu, hạ huyết áp.
Đối với thần kinh trung ương có tác dụng giống cholin, trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc với liều 10mg/ kg arecolin gây co giật đồng thời làm tăng nồng độ acetylcholin trong não. Các thành phần tan trong nước, hexan, cồn ethanol của hạt binh lang đã được chứng minh là có tác dụng chống trầm uất, chúng ức chế men monoamin oxidaza (MAO). Trong đó thành phần tan trong nước có tác dụng mạnh nhất. Arecolin còn có tác dụng làm hạ nhãn áp.
3. Tác dụng kháng nấm, kháng virus: Nước ngâm hạt binh lang thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dịch chiết nước và nước sắc từ hạt binh lang có tác dụng ức chế virus cúm tuýp A.
4. Các tác dụng khác: Gần đây từ hạt binh lang, người ta chiết được một số hợp chất polyphenol mới được đặt tên là NPF – 86IA, NPF – 86 IB, NPF – 86 – IIA và NPF – 86 IIB, những chất này có tác dụng ức chế men 5 – nucleotidaza (5´– nucleotidase); dùng điều trị thực nghiệm trên súc vật, chúng có tác dụng chống u báng Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) được truyền cấy qua xoang bụng chuột nhắt trắng. Dạng chiết thô và chất polyphenol chiết từ hạt binh lang có tác dụng làm chóng lành vết thương, còn arecoline không có tác dụng này.
Đại phúc bì: chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về dược lý.
Công dụng
Hạt binh lang và hoạt chất arecolin thường được dùng làm thuốc trị bệnh giun sán cho gia súc gia cầm, như đối với chó thì liều dùng để trị sán của hạt binh lang là 4 – 10g hoặc arecolin bromhydrat là 1 – 15mg tùy theo thân trọng.
Đối với người, hạt binh lang phối hợp với hạt bí ngô dùng làm thuốc diệt sán. Cách dùng như sau: sáng sớm lúc đói bụng ăn 60 – 120g hạt bí ngô cả vỏ hoặc 40 -100g hạt đã bóc vỏ. Hai giờ sau uống nước sắc hạt binh lang với liều 30g cho trẻ con dưới 10 tuổi, 50 – 60g cho phụ nữ và đàn ông bé nhỏ, 80g cho người lớn. Nước sắc hạt binh lang chế với liều trên, đun với 500ml nước, sắc đặc còn khoảng 150 -200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% để kết tủa tanin, xong lắng gạn và lọc, đun sôi còn 100 – 150ml. Uống hết một lần. Sau khi dùng nước sắc hạt binh lang nửa giờ, uống một liều thuốc tẩy (magie sulfat 30g). Nằm nghỉ đợi thật buồn đi ngoài, đại tiện trong một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào. Chú ý trước khi đun sôi, ngâm nước hạt binh lang sẽ có tác dụng hơn không ngâm nước.
Dung dịch 1% arecolin bromhydrat có tác dụng gây thu nhỏ đồng tử mạnh, có thể dùng làm thuốc hạ nhãn áp trong bệnh glôcôm (glaucome), nhưng hiệ nay ít dùng do có tác dụng phụ kích thích giác mạc.
Đại phúc bì chữa thấp trỡ, khí trệ, phù toàn thân, bùng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Liều: 6 – 9g sắc uống cùng với nhiều vị thuốc khác.
Hạt binh lang và hoạt chất arecolin thường được dùng làm thuốc trị bệnh giun sán cho gia súc gia cầm, như đối với chó thì liều dùng để trị sán của hạt binh lang là 4 – 10g hoặc arecolin bromhydrat là 1 – 15mg tùy theo thân trọng.
Đối với người, hạt binh lang phối hợp với hạt bí ngô dùng làm thuốc diệt sán. Cách dùng như sau: sáng sớm lúc đói bụng ăn 60 – 120g hạt bí ngô cả vỏ hoặc 40 -100g hạt đã bóc vỏ. Hai giờ sau uống nước sắc hạt binh lang với liều 30g cho trẻ con dưới 10 tuổi, 50 – 60g cho phụ nữ và đàn ông bé nhỏ, 80g cho người lớn. Nước sắc hạt binh lang chế với liều trên, đun với 500ml nước, sắc đặc còn khoảng 150 -200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% để kết tủa tanin, xong lắng gạn và lọc, đun sôi còn 100 – 150ml. Uống hết một lần. Sau khi dùng nước sắc hạt binh lang nửa giờ, uống một liều thuốc tẩy (magie sulfat 30g). Nằm nghỉ đợi thật buồn đi ngoài, đại tiện trong một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào. Chú ý trước khi đun sôi, ngâm nước hạt binh lang sẽ có tác dụng hơn không ngâm nước.
Dung dịch 1% arecolin bromhydrat có tác dụng gây thu nhỏ đồng tử mạnh, có thể dùng làm thuốc hạ nhãn áp trong bệnh glôcôm (glaucome), nhưng hiệ nay ít dùng do có tác dụng phụ kích thích giác mạc.
Đại phúc bì chữa thấp trỡ, khí trệ, phù toàn thân, bùng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Liều: 6 – 9g sắc uống cùng với nhiều vị thuốc khác.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"