• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành và hoạt động
    • Thiền sư Tuệ Tĩnh
  • Các phòng ban
    • Phòng khám nội
    • Phòng đông y
    • Phòng cấp cứu
    • Phòng nha
    • Phòng siêu âm
    • Phòng xét nghiệm
    • Phòng X quang
    • Phòng hành chính - tổng hợp
  • Sức khỏe của bạn
    • Y học thường thức
    • Dinh dưỡng hợp lý
    • Cấp cứu cơ bản
    • Sức khỏe người lớn tuổi
    • Góc đông Y
    • Làm đẹp từ thiên nhiên
    • Góc ẩm thực
  • Dịch vụ điều trị
    • Lịch hoạt động
    • Thông báo
    • Quy trình khám chữa bệnh
  • Tài liệu
    • Mẫu văn bản
    • Báo cáo
    • Lịch công việc
    • Văn bản pháp quy
  • Liên hệ
Trang chủ Thông tin Thông tin cây thuốc

BỒ CÔNG ANH (Lactuca indica L.)

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước

Mô tả
Cây thảo, mọc đứng, sống một năm hay hai năm. Thân nhẵn, thẳng, cao 0,5-1 m, có khi đến 2m, ít phân cành, đôi khi có những đốm tía. Lá mọc so le, gần như không cuống, rất đa dạng. Những lá ở dưới thuôn dài, xẻ thùy không đều, hẹp và sâu, thùy lớn và thùy nhỏ xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn; các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa là một đầu, tụ họp thành chùy dài 20 – 40cm, mọc ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 – 5 đầu; tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8- 10 hoa màu vàng hoặc vàng nhạt; tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh; nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, tai hình dùi ; vòi nhụy có gai.
Quả bế, màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi. Thân và lá khi bấm có nhựa màu trắng chảy ra.
Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.
Cây dễ nhầm lẫn:
Bồ công anh hoa tím – Cichorium intybus L. chicory, wild endive (Anh), chicorée (Pháp). Cây nhập trồng, có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải.
 

 
Tác dụng dược lý
Bồ công anh được thử nghiệm với phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần.
Flavonoid của bồ công anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt.
Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta có sử dụng và nghiên cứu những loài Lactuca khác như L. virosa, L. sativa (rau diếp ăn), thấy những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ.



 
Công dụng
Bồ công anh được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt. Ngày dùng 20 – 40g cây tươi ép lấy nước hoặc 8 – 30g cây khô sắc uống, Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Đắp ngoài trị ung nhọt. Có trường hợp dùng uống để điều trị bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Kiêng kỵ: Trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.
 

Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"

Tin liên quan

CÂU KỶ TỬ (Lycium chinense Mill.)

CÂU ĐẰNG (Uncaria spp.)

CÁT CÁNH (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC

CÁT CĂN ( Pueraria lobata (Willd). Ohwi)

CAM THẢO (Glycyrrhiza uralensis Fisch.)

CÀ GAI LEO (Solanum procumbens Lour.)

0234.3896114

Video

Nhà sư xung phong vào Bình Dương dập dịch

HOẠT ĐỘNG TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC 2020
Ghen Cô Vy
Chuyến khám ngoại viện vùng cao của Tuệ Tĩnh đường Hải Đức
Thời tiết
Thống kê truy cập
hit counter
Thông tin cây thuốc

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THIỆN TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC


8/180 (182 số cũ) Phan Bội Châu, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

0234.3896114 -

ttdhaiduc@gmail.com

http://tuetinhduonghue.org.vn/

Facebook - Youtube
wordpress themes Tu? Tinh u?ng