BỔ CỐT CHI (Psoralea corylifolia L.)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 9 Năm trước
Mô tả
Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,5 – 1m, ít phân cành. Thân thẳng hình trụ, có cạnh và lông nhỏ. Lá kép, một lá chét, mọc so le, hình bầu dục, dài 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm, gốc hơi hình tim, đầu hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, điểm những nốt màu đen, gân gốc 5 nổi rõ; cuống lá dài; lá kèm hình liềm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành bông dạng chùy, có cuống dài; hoa màu hồng hoặc vàng tím nhạt; lá bắc hình mác có lông; đài hình đấu, 5 răng, răng dưới dài hơn; tràng 5 cánh, cánh cờ rộng bản, các cánh bên và cánh thìa hẹp ngang; nhị 10; bầu nhẵn.
Quả đậu, ngắn, hình trứng, hơi dẹt, màu đen, có đài tồn tại, khi chín không nứt, hạt hình thận, màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng.
Mùa hoa quả: tháng 6 - 9.
Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,5 – 1m, ít phân cành. Thân thẳng hình trụ, có cạnh và lông nhỏ. Lá kép, một lá chét, mọc so le, hình bầu dục, dài 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm, gốc hơi hình tim, đầu hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, điểm những nốt màu đen, gân gốc 5 nổi rõ; cuống lá dài; lá kèm hình liềm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành bông dạng chùy, có cuống dài; hoa màu hồng hoặc vàng tím nhạt; lá bắc hình mác có lông; đài hình đấu, 5 răng, răng dưới dài hơn; tràng 5 cánh, cánh cờ rộng bản, các cánh bên và cánh thìa hẹp ngang; nhị 10; bầu nhẵn.
Quả đậu, ngắn, hình trứng, hơi dẹt, màu đen, có đài tồn tại, khi chín không nứt, hạt hình thận, màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng.
Mùa hoa quả: tháng 6 - 9.
Tác dụng dược lý
Các thử nghiệm lâm sàng ở Ấn Độ cho thấy hạt bổ cốt chi và các chế phẩm của nó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch biến (lang ben) có nguồn gốc không giang mai. Thuốc có vẻ có tác dụng đơn thuần tại chỗ, với tác dụng đặc hiệu gây giãn tiểu động mạch của đám rối dưới mao mạch khiến lượng huyết tương trong vùng tăng lên. Da trở nên hồng hào và các nguyên bào sắc tố đen (tế bào tạo sắc tố), được kích thích. Trong bệnh bạch biến, các nguyên bào sắc tố đen không hoạt động một cách đúng đắn và thuốc có tác dụng kích thích sự sản sinh và tiết sắc tố, sắc tố này khuếch tán dần trong các mảng bạch biến. Bổ cốt chi không có hiệu qur trong bệnh bạch biến ở người bệnh giang mai, vì trong những trường hợp nặng, có thể các nguyên bào sắc tố đen đã bị tiêu diệt, nên không quan sát thấy trên các tiêu bản mô học.
Một số chế phẩm từ hạt bổ cốt chi đã được thử nghiệm trên nhiều ca bạch biến và bệnh da khác. Khi cho bệnh nhân uống hạt tán bột thường gây phản ứng phụ như buồn nôn, nôn, khó chịu, nhức đầu và đôi khi có tác dụng tẩy. Chế phẩm có tinh dầu bôi ngoài gây kích ứng da, có khi gây rộp da. Khi tiêm tinh dầu trong da, tuy có hiệu quả, nhưng thường kèm theo đau và có thể gây loét. Cao nhựa dầu của hạt bổ cốt chi bôi tại chỗ là chế phẩm thích hợp. Việc điều trị với những chế phẩm này không làm khỏi hẳn bệnh, một số trường hợp hoàn toàn không kết quả.
Thử nghiệm lâm sàng với hỗ hợp hoạt chất psoralen và isopsoralen cho uống đạt một số kết quả. Hỗn hợp furocoumarin thử trên bệnh nhân có bệnh bạch biến mới mắc, cũng đạt kết quả khả quan. Một chế phẩm lỏng bào chế từ hỗn hợp này được bôi trên những mảng lang ben và cho uống. Sau khi bôi thuốc phủ lên các mảng trắng, thời gian bắt đầu có tác dụng trong vòng 10 – 30 ngày. Không có những mảng bạch biến mới xuất hiện trong khi điều trị và ít bị tái phát.
Cao hạt bổ cốt chi ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, Staphylococcus citreus, S. albus, bao gồm cả các chuẩn kháng với penicilin. Đã chiết được một phân đoạn từ hạt có hoạt tính kháng tụ cầu mạnh. Proralen có tác dụng diệt giun đất, nó có độc với cá. Tinh dầu có hoạt tính chọn lọc chống các tụ cầu ở da, nên được dùng điều trị bệnh da trong y học dân gian. Nó có tác dụng kích thích cơ vận động tự ý, làm tăng cương lực cơ tử cung và kích thích cơ trơn ruột động vật thí nghiệm. Tinh dầu cũng có tác dụng diệt Paramecium.
Bavachinin cho chuột cống trắng uống với liều 200mg/kg có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển phù caragenin chân chuột cống trắng 70,4%. Hợp chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhẹ, gây hạ thân nhiệt phụ thuộc vào liều (sốt gây bởi dinitrophenol ở chuột cống trắng), với liều 150mg/kg uống, tác dụng tương tự liều 500mg/kg cho uống của paracetamol. Một số flavonoid khác ức chế tác dụng gây đột biến của 2 amino anthracen trên Salmonella typhimurium. Bổ cốt chi có tác dụng gây động dục trên chuột nhắt cái thiến buồng trứng theo kiểu oestrogen.
Các thử nghiệm lâm sàng ở Ấn Độ cho thấy hạt bổ cốt chi và các chế phẩm của nó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch biến (lang ben) có nguồn gốc không giang mai. Thuốc có vẻ có tác dụng đơn thuần tại chỗ, với tác dụng đặc hiệu gây giãn tiểu động mạch của đám rối dưới mao mạch khiến lượng huyết tương trong vùng tăng lên. Da trở nên hồng hào và các nguyên bào sắc tố đen (tế bào tạo sắc tố), được kích thích. Trong bệnh bạch biến, các nguyên bào sắc tố đen không hoạt động một cách đúng đắn và thuốc có tác dụng kích thích sự sản sinh và tiết sắc tố, sắc tố này khuếch tán dần trong các mảng bạch biến. Bổ cốt chi không có hiệu qur trong bệnh bạch biến ở người bệnh giang mai, vì trong những trường hợp nặng, có thể các nguyên bào sắc tố đen đã bị tiêu diệt, nên không quan sát thấy trên các tiêu bản mô học.
Một số chế phẩm từ hạt bổ cốt chi đã được thử nghiệm trên nhiều ca bạch biến và bệnh da khác. Khi cho bệnh nhân uống hạt tán bột thường gây phản ứng phụ như buồn nôn, nôn, khó chịu, nhức đầu và đôi khi có tác dụng tẩy. Chế phẩm có tinh dầu bôi ngoài gây kích ứng da, có khi gây rộp da. Khi tiêm tinh dầu trong da, tuy có hiệu quả, nhưng thường kèm theo đau và có thể gây loét. Cao nhựa dầu của hạt bổ cốt chi bôi tại chỗ là chế phẩm thích hợp. Việc điều trị với những chế phẩm này không làm khỏi hẳn bệnh, một số trường hợp hoàn toàn không kết quả.
Thử nghiệm lâm sàng với hỗ hợp hoạt chất psoralen và isopsoralen cho uống đạt một số kết quả. Hỗn hợp furocoumarin thử trên bệnh nhân có bệnh bạch biến mới mắc, cũng đạt kết quả khả quan. Một chế phẩm lỏng bào chế từ hỗn hợp này được bôi trên những mảng lang ben và cho uống. Sau khi bôi thuốc phủ lên các mảng trắng, thời gian bắt đầu có tác dụng trong vòng 10 – 30 ngày. Không có những mảng bạch biến mới xuất hiện trong khi điều trị và ít bị tái phát.
Cao hạt bổ cốt chi ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, Staphylococcus citreus, S. albus, bao gồm cả các chuẩn kháng với penicilin. Đã chiết được một phân đoạn từ hạt có hoạt tính kháng tụ cầu mạnh. Proralen có tác dụng diệt giun đất, nó có độc với cá. Tinh dầu có hoạt tính chọn lọc chống các tụ cầu ở da, nên được dùng điều trị bệnh da trong y học dân gian. Nó có tác dụng kích thích cơ vận động tự ý, làm tăng cương lực cơ tử cung và kích thích cơ trơn ruột động vật thí nghiệm. Tinh dầu cũng có tác dụng diệt Paramecium.
Bavachinin cho chuột cống trắng uống với liều 200mg/kg có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển phù caragenin chân chuột cống trắng 70,4%. Hợp chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhẹ, gây hạ thân nhiệt phụ thuộc vào liều (sốt gây bởi dinitrophenol ở chuột cống trắng), với liều 150mg/kg uống, tác dụng tương tự liều 500mg/kg cho uống của paracetamol. Một số flavonoid khác ức chế tác dụng gây đột biến của 2 amino anthracen trên Salmonella typhimurium. Bổ cốt chi có tác dụng gây động dục trên chuột nhắt cái thiến buồng trứng theo kiểu oestrogen.
Công dụng
Bổ cốt chi được dùng chữa tỳ thận hư, đau bụng tiêu lỏng, đái dắt. Đó là loại thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, cho nam giới chữa đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh, liệt dương, cho phụ nữ chữa kinh nguyệt không đều, khí hư.
Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, tiểu tiện ra máu, đại tiện, táo bón không nên dùng.
Trong y học dân gian Ấn Độ, hạt bổ cốt chi được dùng làm thuốc nhuận tràng, kích dục, trừ giun, lợi tiểu và làm ra mồ hôi trong trường hợp bị sốt. Đặc biệt dạng bột nhão, thuốc bôi dẻo, hoặc chế phẩm từ bột hạt trộn với dầu dừa điều trị bạch biến, vẩy nến và viêm da. Rễ bổ cốt chi có tác dụng trị sâu răng. Lá trị tiêu chảy.
Bổ cốt chi được dùng chữa tỳ thận hư, đau bụng tiêu lỏng, đái dắt. Đó là loại thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, cho nam giới chữa đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh, liệt dương, cho phụ nữ chữa kinh nguyệt không đều, khí hư.
Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, tiểu tiện ra máu, đại tiện, táo bón không nên dùng.
Trong y học dân gian Ấn Độ, hạt bổ cốt chi được dùng làm thuốc nhuận tràng, kích dục, trừ giun, lợi tiểu và làm ra mồ hôi trong trường hợp bị sốt. Đặc biệt dạng bột nhão, thuốc bôi dẻo, hoặc chế phẩm từ bột hạt trộn với dầu dừa điều trị bạch biến, vẩy nến và viêm da. Rễ bổ cốt chi có tác dụng trị sâu răng. Lá trị tiêu chảy.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"