• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành và hoạt động
    • Thiền sư Tuệ Tĩnh
  • Các phòng ban
    • Phòng khám nội
    • Phòng đông y
    • Phòng cấp cứu
    • Phòng nha
    • Phòng siêu âm
    • Phòng xét nghiệm
    • Phòng X quang
    • Phòng hành chính - tổng hợp
  • Sức khỏe của bạn
    • Y học thường thức
    • Dinh dưỡng hợp lý
    • Cấp cứu cơ bản
    • Sức khỏe người lớn tuổi
    • Góc đông Y
    • Làm đẹp từ thiên nhiên
    • Góc ẩm thực
  • Dịch vụ điều trị
    • Lịch hoạt động
    • Thông báo
    • Quy trình khám chữa bệnh
  • Tài liệu
    • Mẫu văn bản
    • Báo cáo
    • Lịch công việc
    • Văn bản pháp quy
  • Liên hệ
Trang chủ Thông tin Thông tin cây thuốc

CAM THẢO (Glycyrrhiza uralensis Fisch.)

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 7 Năm trước

Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 – 1m. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 – 17 lá chét hình trứng, mép nguyên.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, hoa màu tím nhạt; tràng hoa hình cánh bướm.
Quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3 – 4cm, rộng 6 – 8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2 – 8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu bóng.
Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.



Tác dụng dược lý
1.Tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự nhiên, hạ thể nhiệt, giảm hô hấp.
2. Tác dụng giảm ho.
3. Tác dụng giải co thắt cơ trơn.
4. Chữa loét đường tiêu hóa, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin.
5. Bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật.
6. Chống viêm gan và chống dị ứng.
7. Tác dụng oestrogen.
8. Chữa bệnh addison vì trong cam thảo có acid glycyrhetic cấu tạo gần như cortison nên có tác dụng trên sự chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clorid trong cơ thể, giúp sự bài tiết kali.
9. Tác dụng giải độc, chứng minh Na glycyrhizat có hiệu lực chống lại tác dụng các chất gây độc trên tim, đồng thời kích thích co bóp tim giống adrenalin. Na và K glycyrhizat có tác dụng giải độc mạnh đối với độc tố của bạch hầu, chất độc của cá, lợn, nọc rắn, đồng thời có tác dụng bảo vệ chống choáng. Glycyrrhizin có khả năng giải độc đối với strychnin, độc tố uốn ván, cocain hydroclorid và cloral hydrat.
10. Ngoài ra, cam thảo còn có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chữa một số bệnh về da. Dùng thời gian kéo dài có thể gây phù.
Một đơn thuốc gồm cam thảo 20%, hồng hoa 40% và qua lâu 40% có tác dụng bảo vệ chống thoái hóa cơ tim thực nghiệm gây nên do tiêm adrenalin và theophyllin cho thỏ.  Cam thảo có khả năng giải mẫn cảm trong thí nghiệm nuôi cấy tế bào lympho. Việc phối hợp liều nhỏ cimetidin và cam thảo đã loại trừ glycyrrhizin, thí nghiệm trên tổn thương niêm mạc dạ dày đã làm giảm độc tính của cimetidin và có tác dụng tốt điều trị loét dạ dày, tá tràng. Acid glycyrrhizin, hợp chất triterpenic của rễ cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn trong môi trường cấy và làm mất hoạt tính của vi khuẩn herpes đơn thuần một cách không hồi phục. Khi nghiên cứu so sánh tác dụng chống viêm của các đồng phân lập thể của acid glycyrrhetinic người ta thấy đồng phân alpha có tác dụng mạnh hơn đồng phân beta. Người ta cũng nghiên cứu mối lien quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính chống độc đối với gan của glycyrrhizin và những chất tương tự.
 






 
Công dụng
Cam thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn. Ngày dùng 4 – 20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc và cao mềm. Ngày nay, do kết quả nghiên cứu khoa học, cam thảo còn có 2 công dụng:
- Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ, giảm tiết acid hydrocloric. Ngày uống 3 – 5g, uống liền 7 – 14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.
- Chữa bệnh Addison, mỗi ngày uống 10 -30ml cao lỏng cam thảo, uống liền một tháng hay hơn.  Hiện tượng phù nhẹ do thuốc sẽ mất đi sau khi ngừng thuốc.
Cam thảo dùng phối hợp với cortison có thể làm giảm tác dụng của cortison. Cam thảo làm cho thuốc ngọt dễ uống và thường có trong thành phần các thuốc viên, thuốc phiến, kẹo ngậm, siro chữa ho. Gần đây, có tác giả cho rằng glycyrrhizin không phải là hoạt chất nên chế cao cam thảo đã loại bỏ chất này.
Theo tài liệu nước ngoài, trong y học Trung Quốc, cam thảo dùng phối hợp với một số dược liệu khác làm thuốc long đờm chữa ho gà, thuốc để bao và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc chữa lao phổi và viêm phế quản, thuốc giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm, thuốc có tác dụng làm trẻ người. Rễ cam thảo còn có tác dụng nhuận tràng nhẹ, được dùng chữa các chứng bệnh xuất tiết và các chứng kích thích niêm mạc các cơ quan đường tiết niệu. Trong y học dân gian Ấn Độ, ngoài những dạng thông thường, cam thảo còn được dùng nhai với là trầu không, nhào với bơ sữa trâu hoặc mật ong để đắp ngoài chữa vết chém, vết thương.
 
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"

Tin liên quan

CÂU KỶ TỬ (Lycium chinense Mill.)

CÂU ĐẰNG (Uncaria spp.)

CÁT CÁNH (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC

CÁT CĂN ( Pueraria lobata (Willd). Ohwi)

CÀ GAI LEO (Solanum procumbens Lour.)

BỐI MẪU (Fritillaria spp.)

0234.3896114

Video

Nhà sư xung phong vào Bình Dương dập dịch

HOẠT ĐỘNG TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC 2020
Ghen Cô Vy
Chuyến khám ngoại viện vùng cao của Tuệ Tĩnh đường Hải Đức
Thời tiết
Thống kê truy cập
hit counter
Thông tin cây thuốc

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THIỆN TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC


8/180 (182 số cũ) Phan Bội Châu, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

0234.3896114 -

ttdhaiduc@gmail.com

http://tuetinhduonghue.org.vn/

Facebook - Youtube
wordpress themes Tu? Tinh u?ng