CÁT CĂN ( Pueraria lobata (Willd). Ohwi)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Dây leo. Rễ củ mập, nạc, có nhiều bột. Thân cành hơi có lông. Lá kép, mọc so le, gồm 3 lá chét, lá chét hình trứng rộng, đầu nhọn, mép nguyên hoặc chia thùy, dài 7 – 15cm, rộng 5 – 12cm, lá chét giữa lớn hơn, có lông áp sát ở cả hai mặt, gân gốc 3; cuống lá kép dài 1,3 – 1,6cm; lá kèm hình mác nhọn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15 – 30cm; hoa thơm, màu xanh lơ hoặc xanh tím; lá bắc có lông; đài hình chuông, có lông áp sát màu vàng, chia 4 răng, có 1 răng rộng hơn; tràng có cánh ngắn, cánh cờ hình mắt chim rộng 1,8cm có tai ngắn; nhị một bó; ; bầu dài gấp hai lần vòi nhụy, có lông mịn.
Quả đậu, dẹt, dài khoảng 8cm, thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông màu vàng nâu.
Mùa hoa: tháng 9 – 10; mùa quả: tháng 11 – 12.
Dây leo. Rễ củ mập, nạc, có nhiều bột. Thân cành hơi có lông. Lá kép, mọc so le, gồm 3 lá chét, lá chét hình trứng rộng, đầu nhọn, mép nguyên hoặc chia thùy, dài 7 – 15cm, rộng 5 – 12cm, lá chét giữa lớn hơn, có lông áp sát ở cả hai mặt, gân gốc 3; cuống lá kép dài 1,3 – 1,6cm; lá kèm hình mác nhọn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15 – 30cm; hoa thơm, màu xanh lơ hoặc xanh tím; lá bắc có lông; đài hình chuông, có lông áp sát màu vàng, chia 4 răng, có 1 răng rộng hơn; tràng có cánh ngắn, cánh cờ hình mắt chim rộng 1,8cm có tai ngắn; nhị một bó; ; bầu dài gấp hai lần vòi nhụy, có lông mịn.
Quả đậu, dẹt, dài khoảng 8cm, thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông màu vàng nâu.
Mùa hoa: tháng 9 – 10; mùa quả: tháng 11 – 12.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng đối với tim mạch: Thử nghiệm trên chó, flavon toàn phần của cát căn tiêm thẳng vào động mạch vành với liều 1mg/kg dẫn đến lưu lượng mạch vành tăng trung bình 24 ± 5% và sức kháng mạch vành giảm 19 ± 3%, nếu tăng liều 2mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 53 ± 6% và sức kháng giảm 34 ± 7%; tác dụng trên kéo dài trong vòng 3 phút. Còn bằng đường tiêm tĩnh mạch phải dùng liều flavon toàn phần cao hơn: 20mg, 30mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 15 ± 4%, 44,9% và sức kháng mạch vành giảm 13,4%, 28 ± 6%.
Hoạt chất puerarin trên chó tiêm tĩnh mạch với liều 20mg/kg làm tăng lưu lượng mạch vành 36 ± 7% và sức kháng giảm 25 ± 3%, tác dụng này kéo dài trong vòng 5 phút. So sánh với papaverin dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 2mg/kg, tác dụng gây dãn mạch vành của thuốc tương đương với flavon toàn phần dùng liều 30mg/kg và với puerarin dùng liều 20mg/kg, nhưng có khác nhau là papaverin làm tăng lượng tiêu thụ oxygen còn cát căn lại làm giảm lượng tiêu thụ oxygen của cơ tim.
Trên chó gây thiếu máu cơ tim thực nghiệm bằng pituitrin dẫn đến lưu lượng mạch vành giảm, sức kháng mạch vành tăng, sau khi dùng pituitrin 4 phút, dùng flavon toàn phần của cát căn với liều 20 – 30mg/kg tiêm tĩnh mạch thì lưu lượng mạch vành nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường, sức kháng mạch vành giảm nhưng huyết áp vẫn cao. Điều đó chứng tỏ flavon toàn phần đối kháng được tác dụng gây co thắt mạch vành của pituitrin, nhưng không đối kháng được tác dụng gây tăng huyết áp của chất này.
Trên chó đã dùng reserpin trước để làm tiêu kiệt hết lượng catecholamin trong mô tim, dạng flavon toàn phần với liều 30mg/kg và puerarin với liều 20mg/kg có tác dụng làm tăng lưu lượng mạch vành và giảm sức kháng mạch vành. Những kết quả này giống với kết quả thí nghiệm trên chó không dùng reserpin. Điều này chứng tỏ hiện tượng làm dãn mạch vành của sắn dây không liên quan đến catecholamin mà là do tác dụng dãn cơ trực tiếp.
Puerarin trên chó thí nghiệm tiêm tĩnh mạch với liều 20mg/kg có tác dụng hạn chế phạm vi nhồi màu cơ tim thực nghiệm. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính, puerarin trên tĩnh mạch với liều 4 – 5mg/kg sau đó 4 giờ tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch puerarin với liều 4 – 5mg/kg, kết quả các chỉ số tiêu hao oxygen của cơ tim, men phosphocreatine – kinase, ΣST tăng cao, ΣQ bệnh lý và phạm vi nhồi máu cơ tim đều giảm so với lô đối chứng. Những kết quả trên là cơ sở khoa học cho việc giải thích tác dụng điều trị bệnh mạch vành của cát căn trên lâm sàng.
a.Tác dụng hạ huyết áp: Flavon toàn phần của cát căn, tiêm tĩnh mạch với liều 5 – 30mg trên chó, mèo gây mê và không gây mê đều có tác dụng hạ huyết áp. Trên chó gây cao huyết áp do thận hoặc cao huyết áp nguyên phát, cao cồn cát căn cho thẳng vào dạ dày với liều 2g/kg có tác dụng hạ huyết áp trên một số chó. Flavon toàn phần trên chó gây mê với liều 1mg/kg tiêm vào động mạch cảnh có tác dụng làm giảm trở lực tuần hoàn não, máu lưu thông càng nhanh; với liều 1 – 4mg/kg trên động mạch đùi trên chó gây mê có tác dụng làm dãn mạch ngoại vi.
Cao cát căn với liều 750mg/kg tiêm tĩnh mạch có khả năng đối kháng với tác dụng kích thích tim của isoprenalin, ngoài ra còn làm giảm nhịp tim và gây hạ huyết áp. Trên mạc treo ruột chuột nhắt trắng nhỏ dung dịch puerarin 0,5% có tác dụng đối kháng với hiện tượng do adrenalin gây nên như gây co bóp các vi động mạch, lưu lượng tuần hoàn giảm.
b. Tác dụng chống loạn nhịp tim: Puerarin, daidzein và dạng chiết cồn từ cát căn, trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng với những mô hình gây loạn nhịp tim bằng aconitin, bari clorid, calci clorid cloroform và thắt động mạch vành trái trước đều có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp tim do các tác nhân trên gây nên. So sánh tác dụng của 3 dạng thuốc trên thấy rằng daidzein có tác dụng kháng loạn nhịp tim tương đối mạnh, đối với các laonj nhịp tim trên đều có tác dụng rõ rệt, dạng chiết cồn có tác dụng giống với daidzein; điều đó chứng tỏ daidzein là thành phần chủ yếu có tác dụng chống loạn nhịp tim. Còn puerarin với liều tương đương có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp do aconitin và bari clorid gây nên, giảm nhẹ mức độ loạn nhịp do thiếu máu cơ tim, còn tác dụng đối kháng với rung thất thì không bằng daidzein. Những kết quả trên chứng minh việc dùng cát căn để phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim đặc biệt là trong trường hợp thiếu máu cơ tim là có cơ sở khoa học.
c. Tác dụng đối với tuần hoàn não: Trên chó gây mê, dùng máy đo lưu lượng điện từ trực tiếp đo lưu lượng tuần hoàn não, flavon toàn phần của cát căn bằng đường tiêm động mạch cảnh với liều 0,1 – 5,0mg/kg làm lưu lượng máu qua não tăng 20%. Trên bệnh nhân cao huyết áp, flavon toàn phần tiêm bắp thịt với liều 200mg có 53% bệnh nhân tuần hoàn não được cải thiện, làm giảm trợ lực mạch máu não.
2. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Dịch chiết cát căn với liều 2g/kg, cho thẳng vào dạ dày trên thỏ gây sốt bằng vacxin thương hàn có tác dụng hạ nhiệt; bột cát căn cũng có tác dụng tương tự.
Nước sắc cát căn với liều 6g/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng, có tác dụng cải thiện hiện tượng trí nhớ bị tổn thương do scopolamin gây nên.
3. Tác dụng đối với cơ trơn: Trong các dịch chiết bằng aceton, methanol và nước từ cát căn có những dạng PA3, PA4 có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng cô lập chuột lang như kiểu papaverin, còn những dạng PM1, PM3 lại có tác dụng gây co thắt. Daidzein đối với ruột non cô lập chuột nhắt trắng có tác dụng giải co thắt, tác dụng này bằng khoảng 1/3 tác dụng của papaverin.
4. Tác dụng hạ đường huyết, lipid huyết: Nước sắc cát căn với liều 6 – 8g/kg cho thẳng vào dạ dày trên thỏ bình thường có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 250 – 500mg/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng thực nghiệm gây đường huyết tăng cao bằng alloxan, có tác dụng làm hạ đường huyết, liều càng lơn tác dụng càng mạnh. Liều 250mg/kg là liều cận kề với liều thấp nhất có tác dụng, dùng liều này kết hợp với aspirin 50mg/kg thì có tác dụng hạ đường huyết tương đương với liều cao của puerarin và có thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 500mg/kg hoặc dùng liều thấp phối hợp với aspirin 100mg/kg dùng liên tục trong 9 ngày qua đường dạ dày, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh của chuột nhắt trắng thực nghiệm đã được dùng alloxan, aspirin dùng đơn độc không có tác dụng hạ đường huyết gây hạ lipid huyết.
5. Tác dụng chống ung thư: Dạng chiết cồn từ cát căn với liều 10g/kg trên động vật thí nghiệm có tác dụng ức chế nhất định sự phát triển của tế bào sarcom 180, u báng Ehrlich và tế bào ung thư phổi Lewis. Daidzein với nồng độ 14μg/ml có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào HL.60.
6. Các tác dụng khác: Puerarin 0,2% nhỏ vào mắt thỏ, dung dịch puerarin 0,2 – 1,6% - 0,2ml tiêm dưới da chuột lang theo dõi phản ứng của giác mạc và da cho thấy có tác dụng gây tê cục bộ. Thí nghiệm trên chuột hamster, cao cát căn có tác dụng chống nghiện rượu (antidipsotropic); trên chuột cống trắng, daidzein có tác dụng hạ thấp hàm lượng rượu trong máu và rút ngắn thời gian ngủ do rượu gây nên. Đối với công năng gan trên chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bằng CCl4, isoflavon chiết từ cát căn với liều 250mg/kg có tác dụng ức chế 30,7% hoạt độ của men GOT.
Công dụng
Trong y học cổ truyền, cát căn dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Lá cát căn vò với nước gạn uống chữa ngộ độc nấm. Lá già giã nát với lá tía tô thêm nước gạn uống, bã đắp chữa rắn cắn. Hoa cát căn với liều 4 – 10g sắc uống chữa say rượu, tiêu chảy ra máu, trĩ.
Bột cát căn được dùng để pha với nước có đường uống về mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nó còn được dùng làm chất dính trong bào chế thuốc.
Trong y học hiện đại, gần đây ở Trung Quốc người ta dùng cát căn chữa bênh mạch vành, các cơn đau thắt ngực dưới dạng viên, mỗi viên chứa 10mg
Flavon toàn phần, mỗi lần uống 1 – 3 viên, ngày 3 – 4 lần. Thuốc đã được dùng điều trị cho 71 bệnh nhân, quan sát trong 4 – 8 tuần lễ, kết quả đạt 68,9%. Trong điều trị tai bị điếc đột ngột, người ta đã dùng dạng chiết cồn từ cát căn và bào chế dưới dạng viên, mỗi viên tương đương 1,5g dược liệu, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 – 3 viên. Cát căn còn chữa bệnh cao huyết áp với liều dùng 10 – 15g, sắc nước uống.
1. Tác dụng đối với tim mạch: Thử nghiệm trên chó, flavon toàn phần của cát căn tiêm thẳng vào động mạch vành với liều 1mg/kg dẫn đến lưu lượng mạch vành tăng trung bình 24 ± 5% và sức kháng mạch vành giảm 19 ± 3%, nếu tăng liều 2mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 53 ± 6% và sức kháng giảm 34 ± 7%; tác dụng trên kéo dài trong vòng 3 phút. Còn bằng đường tiêm tĩnh mạch phải dùng liều flavon toàn phần cao hơn: 20mg, 30mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 15 ± 4%, 44,9% và sức kháng mạch vành giảm 13,4%, 28 ± 6%.
Hoạt chất puerarin trên chó tiêm tĩnh mạch với liều 20mg/kg làm tăng lưu lượng mạch vành 36 ± 7% và sức kháng giảm 25 ± 3%, tác dụng này kéo dài trong vòng 5 phút. So sánh với papaverin dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 2mg/kg, tác dụng gây dãn mạch vành của thuốc tương đương với flavon toàn phần dùng liều 30mg/kg và với puerarin dùng liều 20mg/kg, nhưng có khác nhau là papaverin làm tăng lượng tiêu thụ oxygen còn cát căn lại làm giảm lượng tiêu thụ oxygen của cơ tim.
Trên chó gây thiếu máu cơ tim thực nghiệm bằng pituitrin dẫn đến lưu lượng mạch vành giảm, sức kháng mạch vành tăng, sau khi dùng pituitrin 4 phút, dùng flavon toàn phần của cát căn với liều 20 – 30mg/kg tiêm tĩnh mạch thì lưu lượng mạch vành nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường, sức kháng mạch vành giảm nhưng huyết áp vẫn cao. Điều đó chứng tỏ flavon toàn phần đối kháng được tác dụng gây co thắt mạch vành của pituitrin, nhưng không đối kháng được tác dụng gây tăng huyết áp của chất này.
Trên chó đã dùng reserpin trước để làm tiêu kiệt hết lượng catecholamin trong mô tim, dạng flavon toàn phần với liều 30mg/kg và puerarin với liều 20mg/kg có tác dụng làm tăng lưu lượng mạch vành và giảm sức kháng mạch vành. Những kết quả này giống với kết quả thí nghiệm trên chó không dùng reserpin. Điều này chứng tỏ hiện tượng làm dãn mạch vành của sắn dây không liên quan đến catecholamin mà là do tác dụng dãn cơ trực tiếp.
Puerarin trên chó thí nghiệm tiêm tĩnh mạch với liều 20mg/kg có tác dụng hạn chế phạm vi nhồi màu cơ tim thực nghiệm. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính, puerarin trên tĩnh mạch với liều 4 – 5mg/kg sau đó 4 giờ tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch puerarin với liều 4 – 5mg/kg, kết quả các chỉ số tiêu hao oxygen của cơ tim, men phosphocreatine – kinase, ΣST tăng cao, ΣQ bệnh lý và phạm vi nhồi máu cơ tim đều giảm so với lô đối chứng. Những kết quả trên là cơ sở khoa học cho việc giải thích tác dụng điều trị bệnh mạch vành của cát căn trên lâm sàng.
a.Tác dụng hạ huyết áp: Flavon toàn phần của cát căn, tiêm tĩnh mạch với liều 5 – 30mg trên chó, mèo gây mê và không gây mê đều có tác dụng hạ huyết áp. Trên chó gây cao huyết áp do thận hoặc cao huyết áp nguyên phát, cao cồn cát căn cho thẳng vào dạ dày với liều 2g/kg có tác dụng hạ huyết áp trên một số chó. Flavon toàn phần trên chó gây mê với liều 1mg/kg tiêm vào động mạch cảnh có tác dụng làm giảm trở lực tuần hoàn não, máu lưu thông càng nhanh; với liều 1 – 4mg/kg trên động mạch đùi trên chó gây mê có tác dụng làm dãn mạch ngoại vi.
Cao cát căn với liều 750mg/kg tiêm tĩnh mạch có khả năng đối kháng với tác dụng kích thích tim của isoprenalin, ngoài ra còn làm giảm nhịp tim và gây hạ huyết áp. Trên mạc treo ruột chuột nhắt trắng nhỏ dung dịch puerarin 0,5% có tác dụng đối kháng với hiện tượng do adrenalin gây nên như gây co bóp các vi động mạch, lưu lượng tuần hoàn giảm.
b. Tác dụng chống loạn nhịp tim: Puerarin, daidzein và dạng chiết cồn từ cát căn, trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng với những mô hình gây loạn nhịp tim bằng aconitin, bari clorid, calci clorid cloroform và thắt động mạch vành trái trước đều có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp tim do các tác nhân trên gây nên. So sánh tác dụng của 3 dạng thuốc trên thấy rằng daidzein có tác dụng kháng loạn nhịp tim tương đối mạnh, đối với các laonj nhịp tim trên đều có tác dụng rõ rệt, dạng chiết cồn có tác dụng giống với daidzein; điều đó chứng tỏ daidzein là thành phần chủ yếu có tác dụng chống loạn nhịp tim. Còn puerarin với liều tương đương có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp do aconitin và bari clorid gây nên, giảm nhẹ mức độ loạn nhịp do thiếu máu cơ tim, còn tác dụng đối kháng với rung thất thì không bằng daidzein. Những kết quả trên chứng minh việc dùng cát căn để phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim đặc biệt là trong trường hợp thiếu máu cơ tim là có cơ sở khoa học.
c. Tác dụng đối với tuần hoàn não: Trên chó gây mê, dùng máy đo lưu lượng điện từ trực tiếp đo lưu lượng tuần hoàn não, flavon toàn phần của cát căn bằng đường tiêm động mạch cảnh với liều 0,1 – 5,0mg/kg làm lưu lượng máu qua não tăng 20%. Trên bệnh nhân cao huyết áp, flavon toàn phần tiêm bắp thịt với liều 200mg có 53% bệnh nhân tuần hoàn não được cải thiện, làm giảm trợ lực mạch máu não.
2. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Dịch chiết cát căn với liều 2g/kg, cho thẳng vào dạ dày trên thỏ gây sốt bằng vacxin thương hàn có tác dụng hạ nhiệt; bột cát căn cũng có tác dụng tương tự.
Nước sắc cát căn với liều 6g/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng, có tác dụng cải thiện hiện tượng trí nhớ bị tổn thương do scopolamin gây nên.
3. Tác dụng đối với cơ trơn: Trong các dịch chiết bằng aceton, methanol và nước từ cát căn có những dạng PA3, PA4 có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng cô lập chuột lang như kiểu papaverin, còn những dạng PM1, PM3 lại có tác dụng gây co thắt. Daidzein đối với ruột non cô lập chuột nhắt trắng có tác dụng giải co thắt, tác dụng này bằng khoảng 1/3 tác dụng của papaverin.
4. Tác dụng hạ đường huyết, lipid huyết: Nước sắc cát căn với liều 6 – 8g/kg cho thẳng vào dạ dày trên thỏ bình thường có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 250 – 500mg/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng thực nghiệm gây đường huyết tăng cao bằng alloxan, có tác dụng làm hạ đường huyết, liều càng lơn tác dụng càng mạnh. Liều 250mg/kg là liều cận kề với liều thấp nhất có tác dụng, dùng liều này kết hợp với aspirin 50mg/kg thì có tác dụng hạ đường huyết tương đương với liều cao của puerarin và có thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 500mg/kg hoặc dùng liều thấp phối hợp với aspirin 100mg/kg dùng liên tục trong 9 ngày qua đường dạ dày, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh của chuột nhắt trắng thực nghiệm đã được dùng alloxan, aspirin dùng đơn độc không có tác dụng hạ đường huyết gây hạ lipid huyết.
5. Tác dụng chống ung thư: Dạng chiết cồn từ cát căn với liều 10g/kg trên động vật thí nghiệm có tác dụng ức chế nhất định sự phát triển của tế bào sarcom 180, u báng Ehrlich và tế bào ung thư phổi Lewis. Daidzein với nồng độ 14μg/ml có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào HL.60.
6. Các tác dụng khác: Puerarin 0,2% nhỏ vào mắt thỏ, dung dịch puerarin 0,2 – 1,6% - 0,2ml tiêm dưới da chuột lang theo dõi phản ứng của giác mạc và da cho thấy có tác dụng gây tê cục bộ. Thí nghiệm trên chuột hamster, cao cát căn có tác dụng chống nghiện rượu (antidipsotropic); trên chuột cống trắng, daidzein có tác dụng hạ thấp hàm lượng rượu trong máu và rút ngắn thời gian ngủ do rượu gây nên. Đối với công năng gan trên chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bằng CCl4, isoflavon chiết từ cát căn với liều 250mg/kg có tác dụng ức chế 30,7% hoạt độ của men GOT.
Công dụng
Trong y học cổ truyền, cát căn dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Lá cát căn vò với nước gạn uống chữa ngộ độc nấm. Lá già giã nát với lá tía tô thêm nước gạn uống, bã đắp chữa rắn cắn. Hoa cát căn với liều 4 – 10g sắc uống chữa say rượu, tiêu chảy ra máu, trĩ.
Bột cát căn được dùng để pha với nước có đường uống về mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nó còn được dùng làm chất dính trong bào chế thuốc.
Trong y học hiện đại, gần đây ở Trung Quốc người ta dùng cát căn chữa bênh mạch vành, các cơn đau thắt ngực dưới dạng viên, mỗi viên chứa 10mg
Flavon toàn phần, mỗi lần uống 1 – 3 viên, ngày 3 – 4 lần. Thuốc đã được dùng điều trị cho 71 bệnh nhân, quan sát trong 4 – 8 tuần lễ, kết quả đạt 68,9%. Trong điều trị tai bị điếc đột ngột, người ta đã dùng dạng chiết cồn từ cát căn và bào chế dưới dạng viên, mỗi viên tương đương 1,5g dược liệu, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 – 3 viên. Cát căn còn chữa bệnh cao huyết áp với liều dùng 10 – 15g, sắc nước uống.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"