• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành và hoạt động
    • Thiền sư Tuệ Tĩnh
  • Các phòng ban
    • Phòng khám nội
    • Phòng đông y
    • Phòng cấp cứu
    • Phòng nha
    • Phòng siêu âm
    • Phòng xét nghiệm
    • Phòng X quang
    • Phòng hành chính - tổng hợp
  • Sức khỏe của bạn
    • Y học thường thức
    • Dinh dưỡng hợp lý
    • Cấp cứu cơ bản
    • Sức khỏe người lớn tuổi
    • Góc đông Y
    • Làm đẹp từ thiên nhiên
    • Góc ẩm thực
  • Dịch vụ điều trị
    • Lịch hoạt động
    • Thông báo
    • Quy trình khám chữa bệnh
  • Tài liệu
    • Mẫu văn bản
    • Báo cáo
    • Lịch công việc
    • Văn bản pháp quy
  • Liên hệ
Trang chủ Thông Tin Y Học Tin trong nước

Những môi trường nào chứa nhiều vi khuẩn gây hại?

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 4 Năm trước

GNO - Rửa tay là việc làm quan trọng và cần thiết trong giữ vệ sinh để vi khuẩn không có nơi trú ngụ, tồn tại và gây hại. Rửa tay cũng làm giảm sự lây truyền vi khuẩn, virus và các loại vi sinh khác - theo Bệnh viện Mayo.

 
rua tay 1.jpg

Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là phương pháp vệ sinh tay hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến nghị

 
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị cộng đồng nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh tay diệt khuẩn có chứa cồn - những cách hiệu quả để đẩy lùi vi khuẩn.

Trên thực tế, chúng ta không thể lúc nào cũng giữ được tay sạch sẽ hoàn toàn. Bạn cần lưu ý rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc các vật sau đây để tránh sự phát tán vi khuẩn gây hại cho cơ thể và người xung quanh.
 
1. Tiền bạc
 
Bạn nên rửa tay ngay sau khi cầm tiền mặt. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng New York, trên bề mặt của 1 triệu USD có hàng trăm ngàn loại vi sinh vùng miệng, các DNA từ vật nuôi trong nhà và virus.
 
Ngoài ra, các chuyên gia cũng quan sát thấy các vi khuẩn E.coli và salmonella trên tiền mặt và tiền xu, đối với cả số vừa được lưu hành ra ngoài trong thời gian ngắn hay sau 15 năm, nghiên cứu của Cơ quan Dự trữ Liên bang.
 
2. Tay vịn, cái nắm cửa
 
Rửa tay đặc biệt quan trọng trong hạn chế sự lan truyền của vi khuẩn và virus - theo bác sĩ Katy Burris, Trung tâm Y khoa Đại học Columbia.
 
Theo đó, bạn cần rửa tay ngay sau khi tham gia các phương tiện di chuyển công cộng, nơi nhiều người liên tục chạm vào một số bề mặt chung như tay vịn cầu thang, thang cuộn; tay cầm cửa nhà vệ sinh, phòng làm việc.
 
3. Thực đơn nhà hàng
 
Nhà hàng có thể phát tán vi khuẩn và thực đơn là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn.
 
Nghiên cứu của Đại học Arizona phát hiện, có khoảng 185.000 vi khuẩn ẩn nấp trong các thực đơn nhà hàng sau sự chuyền tay của nhiều người.

4. Các vật dụng trong phòng khám
 
Do nhiều bệnh nhân lui tới tại các phòng khám suốt cả ngày nên hầu hết các vật dụng ở phòng khám đều có thể là chỗ bám của vi khuẩn, vi sinh; đặc biệt là quanh bề mặt cây bút. Theo khảo sát, có nhiều hơn 46.000 vi khuẩn trên bề mặt cây bút ký tên trong phòng khám so với trên bề mặt bàn ngồi bồn vệ sinh.
 
Một số vị trí khác trong phòng khám là nơi ở của vi khuẩn là ghế ngồi chờ, tay gác, tay vịn ghế. Vì thế, nên rửa tay sạch sẽ sau khi rời phòng khám của bác sĩ.
 
5. Sau khi tiếp xúc với động vật
 
Nhiều người không có thói quen rửa tay sau khi chạm và tiếp xúc với thú cưng. Tuy nhiên, thú cưng và một số động vật nuôi trong nhà có thể mang nhiều loại bệnh khác nhau - lời khuyên của bác sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe (New York).
 
6. Màn hình
 
Màn hình của các thiết bị điện tử được lắp đặt và sử dụng tại các điểm vận chuyển công cộng (ở sân bay, nhà ga, trạm xe), máy rút tiền tự động, máy bán nước tự động và thậm chí màn hình điện thoại cá nhân.
 
7. Thớt nấu ăn và vật dụng vệ sinh nhà bếp
 
Nhà bếp là môi trường dễ phát sinh vi khuẩn vì có mặt cả thực phẩm sống, chín từ nhiều nguồn gốc khác nhau; đồng thời là nơi làm sạch thực phẩm, vệ sinh các vật dụng nấu ăn và nhà bếp.
 
Theo nghiên cứu, có khoảng 326 chủng vi khuẩn khác nhau sống trên bề mặt bông rửa chén và khăn lau vệ sinh nhà bếp. Vì vậy, hãy bỏ đi miếng rửa chén, khăn lau đã dùng lâu ngày; rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn hoặc sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống có nguồn gốc từ động vật.
 

Đức Hòa
(theo Reader’s Digest)

Tin liên quan

25% dân số Việt Nam mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp

Những khuyến cáo mới nhất của chuyên gia tim mạch đầu ngành trong dịch COVID-19

Nhận biết hội chứng đường hầm xương trụ gây teo cơ bàn tay

Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y hay chưa?

Rủi ro do thuốc ngừa loãng xương

Siêu vi Corona mới 2019-nCoV: Từ cảm cúm đến suy hô hấp cấp

0234.3896114

Video

Nhà sư xung phong vào Bình Dương dập dịch

HOẠT ĐỘNG TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC 2020
Ghen Cô Vy
Chuyến khám ngoại viện vùng cao của Tuệ Tĩnh đường Hải Đức
Thời tiết
Thống kê truy cập
hit counter
Thông tin cây thuốc

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THIỆN TUỆ TĨNH ĐƯỜNG HẢI ĐỨC


8/180 (182 số cũ) Phan Bội Châu, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

0234.3896114 -

ttdhaiduc@gmail.com

http://tuetinhduonghue.org.vn/

Facebook - Youtube
wordpress themes Tu? Tinh u?ng