CÁT CÁNH (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80cm. Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân đứng, nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ. Lá gần như không cuống, hình trứng, dài 3 – 6cm, rộng 1 – 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng; lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 – 4 cái, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le.
Hoa hình chuông màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn; đài có 5 thùy màu lục; tràng gồm 5 cánh hợp; nhị 5; bầu 5 ô.
Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80cm. Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân đứng, nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ. Lá gần như không cuống, hình trứng, dài 3 – 6cm, rộng 1 – 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng; lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 – 4 cái, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le.
Hoa hình chuông màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn; đài có 5 thùy màu lục; tràng gồm 5 cánh hợp; nhị 5; bầu 5 ô.
Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.
Tác dụng dược lý
Trên lâm sàng, chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
Saponin của cát cánh còn có tác dụng phá huyết, làm tan máu. Ở độ pha loãng 1/10.000 saponin vẫn có tác dụng. Saponin của cát cánh có tác dụng tan máu mạnh gấp 2 lần so với saponin của viễn chí.
Saponin platycodin trên rễ cát cánh có tác dụng tan máu và tác dụng này mạnh hơn ở rễ đã cạo vỏ và rễ của cây hoang dại có hoa màu tím. Liều gây chết tren chuột nhắt platycodin là 600 – 700mg/kg thể trọng. Cao nước của rễ cát cánh độc đối với cá. Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.
Trên lâm sàng, chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
Saponin của cát cánh còn có tác dụng phá huyết, làm tan máu. Ở độ pha loãng 1/10.000 saponin vẫn có tác dụng. Saponin của cát cánh có tác dụng tan máu mạnh gấp 2 lần so với saponin của viễn chí.
Saponin platycodin trên rễ cát cánh có tác dụng tan máu và tác dụng này mạnh hơn ở rễ đã cạo vỏ và rễ của cây hoang dại có hoa màu tím. Liều gây chết tren chuột nhắt platycodin là 600 – 700mg/kg thể trọng. Cao nước của rễ cát cánh độc đối với cá. Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.
Công dụng
Cát cánh chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Theo tài liệu cổ, cây còn chữa ngực tức đau và ho ra máu. Ngày dùng 3 – 12g, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai cẩn trọng khi dùng.
Theo tài liệu nước ngoài, cát cánh được dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau. Ngày dùng 10 – 20g dạng thuốc sắc. Cát cánh có trong thành phần của thuốc mỡ dùng ngoài để điều trị một số bệnh ngoài da. Phối hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị viêm ruột thừa.
Ở Nhật Bản, cát cánh dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác.
Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, thuốc gây trung tiện, chữa đầy bụng. Đôi khi nó được nhai nuốt nước hoặc dùng dạng thuốc sắc phối hợp với cam thảo.
Cát cánh chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Theo tài liệu cổ, cây còn chữa ngực tức đau và ho ra máu. Ngày dùng 3 – 12g, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai cẩn trọng khi dùng.
Theo tài liệu nước ngoài, cát cánh được dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau. Ngày dùng 10 – 20g dạng thuốc sắc. Cát cánh có trong thành phần của thuốc mỡ dùng ngoài để điều trị một số bệnh ngoài da. Phối hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị viêm ruột thừa.
Ở Nhật Bản, cát cánh dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác.
Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, thuốc gây trung tiện, chữa đầy bụng. Đôi khi nó được nhai nuốt nước hoặc dùng dạng thuốc sắc phối hợp với cam thảo.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"