Không tự ý dùng thuốc kháng virus trị cúm
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 5 Năm trước
Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và type B mới được hình thành trong tế bào bị nhiễm và làm virus lan truyền khắp cơ thể.
Các bạn cần lưu ý, oseltamivir chỉ nên dùng trong các trường hợp: Điều trị cúm typ A và B ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ (2 ngày), trong thời gian có cúm virus lưu hành. Chỉ định được khuyến cáo đặc biệt đối với người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi hoặc có 1 trong những bệnh sau: Bệnh hô hấp mạn kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim - mạch nặng trừ bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) và dự phòng cúm (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt đối với người có nhiều nguy cơ (chưa được bảo vệ hữu hiệu bằng vắc-xin cúm, nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh và có thể bắt đầu dùng oseltamivir trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm). Việc dùng thuốc cần do bác sĩ chỉ định.
Các triệu chứng của bệnh cúm.
Nhiều người nghe thấy có tác dụng chống cúm của oseltamivir tôi, nên đã mua thuốc về uống phòng và rất nhiều người bệnh sợ biến chứng của cúm cũng đã tự ý tìm đến với oseltamivir tôi mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, dẫn tới tình trạng dùng thuốc khi chưa cần thiết gây tốn kém và nếu không may còn gặp bất lợi không mong muốn gây hại cho người dùng.
Một số bất lợi thường gặp như: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt... hoặc nặng hơn có thể gây viêm gan, thận cấp; ảnh hưởng đến máu làm giảm bạch cầu, tiểu cầu. Như vậy là lợi bất cập hại...
Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng oseltamivir, người bệnh cần chú ý về cách uống thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất: Đối với dạng thuốc viên nên uống với nhiều nước; phải uống đủ liều và đủ thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm; phân khoảng cách giữa các liều uống phải đều nhau trong ngày để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định. Trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng thuốc dạng nước và phải dùng thìa hoặc dụng cụ đong bán kèm thuốc để đong thuốc nước cho đúng liều lượng.
DS. Lê Thị Thiện
(Theo Suckhoedoisong.vn)
Tin liên quan
Những khuyến cáo mới nhất của chuyên gia tim mạch đầu ngành trong dịch COVID-19
Những môi trường nào chứa nhiều vi khuẩn gây hại?
Nhận biết hội chứng đường hầm xương trụ gây teo cơ bàn tay
Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y hay chưa?
Rủi ro do thuốc ngừa loãng xương