BÁN HẠ (Typhonium trilobatum (L.) Schott)
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 8 Năm trước
Mô tả
Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 – 30cm. Thân củ hình cầu, có những khía ngang. Lá mọc từ củ, có cuống dài pha màu đỏ tím nhạt, phần gốc loe ra thành bẹ; phiến lá chia 3 thùy, thùy giữa to hình thoi, hai thùy bên hẹp hơn, xòe ngang, gốc hình tim, đầu nhọn, mép uốn lượn, gân mặt dưới lá đôi khi cũng có màu đỏ tím.
Cụm hoa là một bông mo, ngắn hơn lá; mo có phần ống hình trứng hoặc bầu dục thuôn màu lục pha đỏ tím, phân thùy thành bản rộng thuôn nhọn dần ở đầu, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng, trục hoa màu hồng; phần mang hoa cái hình trụ ngắn, phần mang hoa không sinh sản dài hơn, tiếp đến là phần không mang hoa dài gấp đôi phần mang hoa không sinh sản; phần mang hoa đực có nhiều hoa, phần cuối trục hình giùi, thẳng, gốc hơi loe rộng, hoa có mùi khó ngửi, nhất là về buổi chiều.
Mùa hoa: tháng 5 – 7.
Loài Typhonium divaricatum (L.) Decne (củ chóc ri, bán hạ dại) có dáng nhỏ hơn, lá hình mũi tên, hai thùy bên ngắn hẹp, phần thùy của mo kéo dài thành mũi nhọn cong, màu đỏ thẫm. Cây cũng được dùng với công dụng tương tự, nhưng ít phổ biến hơn.
Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 – 30cm. Thân củ hình cầu, có những khía ngang. Lá mọc từ củ, có cuống dài pha màu đỏ tím nhạt, phần gốc loe ra thành bẹ; phiến lá chia 3 thùy, thùy giữa to hình thoi, hai thùy bên hẹp hơn, xòe ngang, gốc hình tim, đầu nhọn, mép uốn lượn, gân mặt dưới lá đôi khi cũng có màu đỏ tím.
Cụm hoa là một bông mo, ngắn hơn lá; mo có phần ống hình trứng hoặc bầu dục thuôn màu lục pha đỏ tím, phân thùy thành bản rộng thuôn nhọn dần ở đầu, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng, trục hoa màu hồng; phần mang hoa cái hình trụ ngắn, phần mang hoa không sinh sản dài hơn, tiếp đến là phần không mang hoa dài gấp đôi phần mang hoa không sinh sản; phần mang hoa đực có nhiều hoa, phần cuối trục hình giùi, thẳng, gốc hơi loe rộng, hoa có mùi khó ngửi, nhất là về buổi chiều.
Mùa hoa: tháng 5 – 7.
Loài Typhonium divaricatum (L.) Decne (củ chóc ri, bán hạ dại) có dáng nhỏ hơn, lá hình mũi tên, hai thùy bên ngắn hẹp, phần thùy của mo kéo dài thành mũi nhọn cong, màu đỏ thẫm. Cây cũng được dùng với công dụng tương tự, nhưng ít phổ biến hơn.

Tác dụng dược lý
Bán hạ cho vị bán hạ ở Việt Nam, ít được nghiên cứu về dược lý. Trong khi đó, cây bán hạ Trung Quốc (Pinellia ternata) cho vị bán hạ bắc có cùng công dụng như bán hạ ở Việt Nam, đã được nhiều tác giả nghiên cứu về dược lý. Xin nêu một số tư liệu để tham khảo.
- Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dịch chiết bán hạ tiêm dưới da có tác dụng ức chế hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm.
- Tác dụng chống nôn: Thí nghiệm trên chó và mèo gây nôn bằng apomorphin hoặc đồng sulfat, nước sắc bán hạ có tác dụng chống nôn mửa do 2 chất trên gây nên; còn dịch chiết bán hạ chỉ ức chế được nôn do đồng sulfat gây nên.
Theo y văn cổ, bán hạ sống có tác dụng gây nôn còn bán hạ chế lại có tác dụng ức chế nôn, do chất gây nôn bị phá hủy trong quá trình bào chế, sao tẩm.
- Tác dụng chống ho: Nước sắc bán hạ sống hoặc bán hạ chế cho thẳng vào dạ dày mèo, với liều 0,6 – 1,0g/kg có tác dụng ức chế ho do tiêm dung dịch cồn iod 1% (1ml) vào lồng ngực. Tác dụng này kéo dài trong vòng 5 giờ, hiệu lực của bán hạ với liều 0,6g/kg gần tương đương với codein 1mg/kg.
- Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây đau bằng phương pháp bản nhiệt, dịch chiết bán hạ có tác dụng nâng cao ngưỡng kích thích gây đau.
- Tác dụng giải co thắt cơ trơn: Thí nghiệm trên tiêu bản ruột cô lập của chuột lang, dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế co bóp ruột do acetylcholin gây nên, còn đối với co bóp do histamin và bari chlorid, bán hạ có tác dụng đối kháng yếu.
- Đối với tử cung: Thí nghiệm tren tử cung cô lập chuột cống trắng, cao bán hạ với liều thấp có tác dụng kích thích co bóp, liều cao ức chế co bóp.
- Tác dụng hạ nhãn áp: Trên thỏ thí nghiệm, nước sắc bán hạ 20% dùng với liều 10ml/kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng hạ nhãn áp; y học cổ truyền Trung Quốc dùng bán hạ chữa bệnh glaucom cấp tính.
- Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm. Tiêm dưới da, dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế sự phân chế dịch vị và làm giảm độ acid của dịch vị.
Bán hạ tươi mọc ở Ấn Độ có vị cay, có tác dụng kích thích mạnh. Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nấu chế biến, vị cay không còn nữa. Bán hạ được dùng chữa bệnh đau dạ dày, đau bụng và chữa trĩ. Cũng ở Ấn Độ bán hạ được xác định có tác dụng gây xung huyết da khi dùng đắp tại chỗ và chữa bệnh tiêu chảy.
Bán hạ cho vị bán hạ ở Việt Nam, ít được nghiên cứu về dược lý. Trong khi đó, cây bán hạ Trung Quốc (Pinellia ternata) cho vị bán hạ bắc có cùng công dụng như bán hạ ở Việt Nam, đã được nhiều tác giả nghiên cứu về dược lý. Xin nêu một số tư liệu để tham khảo.
- Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dịch chiết bán hạ tiêm dưới da có tác dụng ức chế hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm.
- Tác dụng chống nôn: Thí nghiệm trên chó và mèo gây nôn bằng apomorphin hoặc đồng sulfat, nước sắc bán hạ có tác dụng chống nôn mửa do 2 chất trên gây nên; còn dịch chiết bán hạ chỉ ức chế được nôn do đồng sulfat gây nên.
Theo y văn cổ, bán hạ sống có tác dụng gây nôn còn bán hạ chế lại có tác dụng ức chế nôn, do chất gây nôn bị phá hủy trong quá trình bào chế, sao tẩm.
- Tác dụng chống ho: Nước sắc bán hạ sống hoặc bán hạ chế cho thẳng vào dạ dày mèo, với liều 0,6 – 1,0g/kg có tác dụng ức chế ho do tiêm dung dịch cồn iod 1% (1ml) vào lồng ngực. Tác dụng này kéo dài trong vòng 5 giờ, hiệu lực của bán hạ với liều 0,6g/kg gần tương đương với codein 1mg/kg.
- Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây đau bằng phương pháp bản nhiệt, dịch chiết bán hạ có tác dụng nâng cao ngưỡng kích thích gây đau.
- Tác dụng giải co thắt cơ trơn: Thí nghiệm trên tiêu bản ruột cô lập của chuột lang, dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế co bóp ruột do acetylcholin gây nên, còn đối với co bóp do histamin và bari chlorid, bán hạ có tác dụng đối kháng yếu.
- Đối với tử cung: Thí nghiệm tren tử cung cô lập chuột cống trắng, cao bán hạ với liều thấp có tác dụng kích thích co bóp, liều cao ức chế co bóp.
- Tác dụng hạ nhãn áp: Trên thỏ thí nghiệm, nước sắc bán hạ 20% dùng với liều 10ml/kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng hạ nhãn áp; y học cổ truyền Trung Quốc dùng bán hạ chữa bệnh glaucom cấp tính.
- Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm. Tiêm dưới da, dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế sự phân chế dịch vị và làm giảm độ acid của dịch vị.
Bán hạ tươi mọc ở Ấn Độ có vị cay, có tác dụng kích thích mạnh. Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nấu chế biến, vị cay không còn nữa. Bán hạ được dùng chữa bệnh đau dạ dày, đau bụng và chữa trĩ. Cũng ở Ấn Độ bán hạ được xác định có tác dụng gây xung huyết da khi dùng đắp tại chỗ và chữa bệnh tiêu chảy.

Công dụng
Bán hạ là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền, với tác dụng chống nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn. Liều dùng: mỗi ngày 3 – 10g.
Dùng ngoài, lấy bán hạ tươi giã nát đắp tại chỗ chữa mụn nhọt, sưng đau.
Bán hạ là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền, với tác dụng chống nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn. Liều dùng: mỗi ngày 3 – 10g.
Dùng ngoài, lấy bán hạ tươi giã nát đắp tại chỗ chữa mụn nhọt, sưng đau.
Theo sách "Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam"