Giải mã hiện tượng “bóng đè”
Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức 5 Năm trước
Các biểu hiện này là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, thường được gọi là “bóng đè”.
Bóng đè cũng được xem là biểu hiện phổ biến của chứng ngủ rũ
“Bóng đè” theo nghiên cứu
Theo một thống kê năm 2011, có khoảng 7,6% dân số thế giới trải nghiệm ít nhất một lần “bị bóng đè” trong suốt cuộc đời mình. Tỉ lệ này cao hơn ở các đối tượng như: sinh viên, bệnh nhân tâm thần và đặc biệt là người từng bị sang chấn tâm lý hay hoảng loạn.
Bóng đè cũng được xem là biểu hiện phổ biến của chứng ngủ rũ (narcolepsy), bất ổn gây ra do buồn ngủ quá mức, cơn buồn ngủ thình lình xuất hiện hay hiện tượng bất ngờ mất kiểm soát cơ - mô tả của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ.
Ngày nay, các nhà khoa học đã hiểu biết rõ ràng hơn và xem “bóng đè” như một rối loạn thần kinh, chứ không phải hiện tượng siêu nhiên. Bóng đè xuất hiện do cử động đóng mắt nhanh khi ngủ REM bị gián đoạn, xảy ra trong suốt giai đoạn này của chu kỳ giấc ngủ.
Trong suốt quá trình “bóng đè”, hai khía cạnh của REM vẫn diễn ra khi thức giấc. Chúng ta thường nằm mơ trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể trở nên bất động (không thể dịch chuyển). Cũng trong giai đoạn này, người bị bóng đè bị “đờ đi” trong vài giây hoặc vài phút khi đi vào giấc ngủ hay khi thức giấc. Và khi bị”đóng băng” trên chiếc giường, nhiều người còn có nhiều ảo giác rất sinh động (hallucination) - theo chuyên gia thần kinh học Brian Sharpless, đồng tác giả quyển sách Bóng đè: Các góc nhìn Tâm thần học, Lịch sử & Y khoa - NXB Đại học Oxford năm 2015.
Nhiều người bị bất ổn này thường cho rằng cảm giác có ma quỷ trong phòng của mình. Nghiên cứu phát hành trên tạp chí Khoa học về Giấc ngủ gần đây cho thấy trong 185 người bị rối loạn này, 58% cảm giác có sự hiện diện của ai đó trong phòng mình (thường không phải là người), 22% nhìn thấy người khác trong phòng (thường là người lạ).
Bóng đè cũng tạo ra áp lực nơi ngực hay cảm thấy cơ thể dịch chuyển một cách không kiểm soát, theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Nhiều người còn có ảo giác dễ chịu, thấy mình nhẹ tênh (không có trọng lượng) nhưng đa số và chủ yếu là cảm thấy khó chịu. Giống như bóng đè, các ảo giác này có thể là sự biểu hiện của REM.
Điều trị “bóng đè” như thế nào?
Nhiều tác nhân như: sử dụng chất kích thích, hóa chất, tác nhân liên quan đến gene, lịch sử chấn thương tâm lý, thể chất kém, chất lượng giấc ngủ kém, tinh thần bất ổn cũng làm tăng nguy cơ trải nghiệm bóng đè - theo khảo sát năm 2018 của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ.
Tần suất và mức độ nghiêm trọng của rối loạn này đều liên quan đến các biểu hiện tương tự như lo lắng và thiếu ngủ. Và rối loạn này thường xuất hiện trong giai đoạn chúng ta bị stress.
Không có trị liệu nào cho bóng đè nhưng bác sĩ thường chẩn đoán trực tiếp, giúp bệnh nhân cải thiện giờ giấc và chất lượng giấc ngủ, xây dựng và duy trì thói quen ngủ nghỉ lành mạnh.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa liều thấp các thuốc chống suy nhược - theo Hội Y tế Quốc gia Anh quốc. Các thuốc này điều chỉnh một số khía cạnh nhất định của giai đoạn REM.
Nếu bạn có bất ổn này mà chưa thể đến gặp chuyên gia về giấc ngủ thì hãy xem xét lại chế độ ngủ nghỉ của bản thân. Hãy đảm bảo có thời gian ngủ đầy đủ, tránh bia rượu, nicotine và không sử dụng các chất kích thích khác ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Hạn chế hấp thu caffeine trong khoảng 2 giờ chiều và tắt tất cả các thiết bị điện trong phòng khi ngủ.
Huệ Trần
(theo Live Science